Một câu chuyện lạ lùng nhưng có thật đã xảy ra trong nhà tôi sau cái chết của chú mèo nuôi, minh chứng cho mối liên kết sâu sắc giữa con người và động vật. Sợi dây liên kết tình cảm, thậm chí tâm linh, giữa con người và động vật đã xuất hiện dưới nhiều dạng thức đáng kinh ngạc.
Câu chuyện kỳ lạ
Cái chết của con mèo nhà tôi, tên Persephone, là cú sốc quá lớn đối với gia đình, nhưng người đau khổ nhiều nhất chính là cô con gái 12 tuổi của tôi, Gabrielle. Cô bé yêu quý Persephone nhiều như bất cứ ai khác, vì cháu đã từng lớn lên cùng nó, và cả hai thường ngủ chung trên giường.
Trên giường cô bé còn có một người bạn đồng hành khác, “Daddy Hoo Hoo”, chú khỉ đột nhồi bông của Gabrielle. Chú khỉ đột Daddy Hoo Hoo (hay DDHH) có kích cỡ ngang bằng với Persephone, và giống như chú mèo này, nó có bộ lông mượt và đen. Gabriella ôm lấy chú khỉ đột để tìm kiếm sự an ủi trong khi tôi bắt đầu chôn cất Persephone. Tôi ôm chú mèo trong tay trong lúc chúng tôi nói lời cầu nguyện cuối cùng cho người bạn bé nhỏ. Sau đó, Gabrielle đi ngủ, và cầm chú khỉ theo.
Buổi sáng ngày hôm sau, chú khỉ đột rõ ràng đã biến mất khỏi chiếc giường của Gabrielle. Chúng tôi nghĩ có lẽ chú đã rơi khỏi giường (một việc xảy ra khá thường xuyên) nhưng không có dấu hiệu cho thấy chú nằm trên sàn nhà, trong tấm ga trải giường, trong cái khe giữa chiếc giường và bức tường, hay bất kỳ nơi nào khác trong phòng con gái tôi.
Trong vòng 5 ngày tiếp theo, vợ tôi đã lùng sục khắp ngôi nhà để tìm chú khỉ đột mất tích. Gabrielle đã cố gắng nhớ lại xem cháu có thể đã bỏ quên chú khỉ ở đâu, và chúng tôi đã kiểm tra tất cả những nơi đó. Nhưng không có dù chỉ một dấu vết!
Một vài đêm kế tiếp, vợ tôi thường đến bên giường an ủi Gabrielle trước khi cô bé đi ngủ. Vợ tôi nói rằng có lẽ chú khỉ đột đã đi theo Persephone tới nơi yên nghỉ cuối cùng. Gabrielle tỏ ra khá đồng tình với câu chuyện kể trên, nhưng vẫn khẳng định chắc nịch rằng: “Con cần nó ở bên cạnh”.
Buổi sáng hôm sau, tôi bước vào phòng con gái và đánh thức cháu dậy để chuẩn bị cho chuyến cắm trại. Tôi ngồi bên giường cô bé, và đúng vào lúc cháu tỉnh dậy, tôi chợt nhìn thấy một chú khỉ đột nhồi bông trên mặt sàn, ngay bên cạnh chân tôi. “Daddy Hoo Hoo!” con bé reo lên thích thú.
Điều này thật kỳ lạ vì chắc hẳn một trong hai chúng tôi đã phải nhìn thấy chú khỉ đột nếu nó được đặt tại một vị trí quá hiển nhiên ở ngay bên cạnh giường ngủ.
Giải thích theo cận tâm lý học
TAMTHUCNhư đã được tôi phân tích trong một bài viết khác với tựa đề “Phải chăng các loài động vật cảm thụ mãnh liệt hơn chúng ta?”, những loài động vật có vú khác dường như có sở hữu một dạng ý thức đơn thuần hơn chúng ta, vì chúng không biến đổi các trải nghiệm của mình qua bộ lọc ngôn ngữ, với tất cả sự gợi tưởng mà ngôn ngữ có thể đem lại. Trong khi động vật có xu hướng cảm thụ tất cả mọi thứ “bằng da bằng thịt” (cảm thụ các cảm xúc phấn khích, sợ hãi, cảnh giác, thương yêu, hài lòng, buồn chán, khó chịu… một cách trực diện), thì con người chúng ta —ít nhất đối với những người trưởng thành— thường có xu hướng diễn giải các cảm xúc theo ý muốn của bản thân hoặc phớt lờ chúng trong quá trình công tác hay trong một xã hội vốn rất chú trọng đến yếu tố văn minh lịch sự.
Trường giao cảm cũng được miêu tả bằng một số thuật ngữ khác.
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/tinh-cam-giua-con-nguoi-va-vat-nuoi-da-qua-doi-nhung-hien-tuong-huyen-bi.html