Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương
sinh-hoc-tam-ly-hoc-va-thuyet-than-bi-hoi-tu-trong-cuoc-thao-luan-ve-hien-tuong-dong-phuong-tuong-tinh Sinh học, tâm lý học và thuyết thần bí hội tụ trong cuộc thảo luận về hiện tượng đồng phương tương tính
Monday, 14/09/2015 10:00 am

Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Nhà sinh học Rupert Sheldrake và nhà tâm thần học nổi tiếng Carl Jung đã tiếp cận hiện tượng đồng phương tương tính (synchronicity) theo các cách thức khác biệt, nhưng lại bổ trợ cho nhau. Đồng phương tương tính đề cập đến những sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa trạng thái nội tâm của một người và những sự kiện xảy ra ở thế giới bên ngoài.

Một ví vụ đơn giản và quen thuộc là khi bạn nghĩ về một người nào đó thì điện thoại của bạn bỗng đổ chuông, và chính người đó đang gọi ở đầu dây bên kia. Tuy nhiên nhiều hiện tượng đồng phương tương tính phức tạp và kỳ lạ hơn trường hợp trên.

Carl Jung đặt ra khái niệm “đồng phương tương tính” và tiếp cận hiện tượng bí ẩn này từ góc độ tâm lý học, từ đó xây dựng cơ sở lý luận để nhận thức nó. Trong số các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực sinh trưởng học (sinh học phát triển) tại Đại học Cambridge, TS. Sheldrake đã dành nhiều thập kỷ thu thập bằng chứng cho sự tồn tại hiện hữu của một trường tâm lý vượt ra bên ngoài phạm vi cơ thể. Chuyên môn của ông là “tâm trí vượt ra bên ngoài [cơ thể]” (extended mind).

Một cuộc phỏng vấn độc nhất, mới được thu âm gần đây với TS. Sheldrake sẽ được trình phát tại hội thảo trực tuyến (webinar) bắt đầu từ ngày 27/9, với chủ đề “Jung và Sheldrake: Đồng phương tương tính và tâm trí vượt ra bên ngoài [cơ thể]” (Jung and Sheldrake: Synchronicity & the Extended Mind). Hội thảo sẽ thảo luận về hiện tượng đồng phương tương tính trên nhiều phương diện khác nhau. Chủ tọa buổi thảo luận, Gary Bobroff, là một tác giả, diễn giả,  người có bằng Thạc sĩ về tâm lý học; đồng chủ toạ là bà Cynthia Cavalli, người có bằng Tiến sĩ về lĩnh vực Hệ thống Tổ chức Nhân sự, Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) và Cử nhân Vật lý.

Quan điểm của nhà sinh học

Thảo luận về nghiên cứu của TS. Sheldrake về “tâm trí vượt ra bên ngoài [cơ thể]”, Gary Bobroff chia sẻ với Đại Kỷ Nguyên rằng ông cảm thấy ông có thể đặt cơ sở thảo luận về hiện tượng đồng phương tương tính trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Một ví dụ của TS. Sheldrake trong lĩnh vực này là nghiên cứu về cảm giác khi bị nhìn chằm chằm. Những nhân viên giám sát cửa hàng, nhân viên khám xét ma tuý ở sân bay, thám tử tư hay các võ sư đều biết rằng người ta có thể cảm nhận được khi ai đó đang nhìn chằm chằm vào mình, TS. Sheldrake cho biết trong một video ghi hình tại hội thảo năm 2014 về Đồng phương tương tính: Vật chất & tinh thần (Matter & Psyche).

Ông cho biết những nhân viên tập sự trong ngành tình báo Anh được chỉ dạy không nhìn vào lưng của những người họ đang theo dõi bởi những người này có khả năng sẽ ngoái lại.

Bobroff cho biết em họ ông, một quân nhân dự bị của Lực lượng Vũ trang Canada, gần đây trong huấn luyện cũng được yêu cầu không nhìn trực tiếp vào đối tượng anh này đang lén theo dõi. Mặt khác, các võ sư sẽ tập luyện để gia tăng mức độ nhạy cảm trước cái nhìn chăm chú của người khác để có thể dễ dàng cảm nhận được sự tiếp cận của đối phương.

Sheldrake trích dẫn một cuộc nghiên cứu tại Bảo tàng Khoa học Amsterdam, trong đó hàng chục nghìn người tham gia được khảo sát xem liệu họ có thể đoán chính xác khi ai đó đang nhìn vào họ hay không.

Trong nghiên cứu, một người được yêu cầu ngẫu nhiên nhìn vào đối tượng hoặc nhìn ra chỗ khác và nghĩ về một người nào khác (không phải đối tượng). Trong 10 giây, đối tượng này sẽ phải quyết định xem liệu anh ta/cô ta có đang bị đó nhìn chằm chằm vào hay không. Tỷ lệ đoán trúng cao hơn xác suất ngẫu nhiên một cách đáng kể. Trong số đó, trẻ em dưới 9 tuổi là đối tượng đặc biệt nhạy cảm.

TAMTHUC

Xem xét những nghiên cứu học thuật về các hiện tượng tâm linh, bao gồm tiên tri… trong thế kỷ trước, TS. Sheldrake nhận thấy một mức tỷ lệ thành công cao nhất giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt với các cặp song sinh. Tỷ lệ thành công thấp nhất, dưới mức trung bình, được ghi nhận ở những người không tin vào hiện tượng tâm linh. Những người này cho thấy các tỷ lệ thành công được thống kê là thấp hơn mức xác suất ngẫu nhiên, cho thấy sự thiếu niềm tin có thể tác động tiêu cực đến khả năng xuất hiện hiện tượng tâm linh, nhưng trớ trêu thay, chính kết quả này lại ủng hộ giả thuyết về sự tồn tại của loại hiện tượng này.

Các mối liên hệ cảm xúc và thái độ dường như có thể tác động (làm mạnh hoặc làm yếu) đến bộ phận tâm trí vượt ra bên ngoài cơ thể.

Không có cái gọi là hiện tượng đồng phương tương tính nếu thiếu đi yếu tố cảm xúc.

— Gary Bobroff

“Không có cái gọi là hiện tượng đồng phương tương tính nếu thiếu đi yếu tố cảm xúc”, ông Bobroff cho biết. “Có cách để bậc cha mẹ biết được nếu đứa con trai hoặc con gái ở đầu bên kia Trái đất đang gặp nguy hiểm. Có thể trường ý thức mở rộng (giữa các thân nhân) không chỉ đơn thuần là trường của tâm trí, mà chúng còn là trường của cảm xúc”.

Xem thêm:

Quan điểm của nhà tâm lý học

Nhà tâm thần học Carl Jung đã đưa ra cảnh báo về việc phân tích các hiện tượng đồng phương tương tính dựa trên cơ sở cái tôi của bản thân, ông Bobroff giải thích. Lấy ví dụ, một sự trùng hợp gây ra một mối quan hệ tình cảm lãng mạn không nhất định cho thấy mối quan hệ đó là “duyên trời định.” Chúng ta không nên diễn giải các hiện tượng đồng phương tương tính theo cách chúng ta mong muốn.

Có một lần ông Bobroff lái xe ở quê nhà tại tỉnh Saskatchewan, Canada, hướng về phía tây đến thành phố Calgary, thuộc tỉnh Alberta bên cạnh. Ông dừng xe để mua xăng và tình cờ gặp lại người yêu cũ hồi trung học. Cô này cũng đang đi đến Calgary, Alberta. Họ nhận ra vào ngày hôm đó đúng 10 năm trước họ đã từng là một đôi tình nhân đang cùng nhau lái xe về Calgary.

“Tôi không nghĩ nhất định phải đặt câu hỏi rằng, ‘Liệu chúng ta có nên quay lại với nhau hay không?’”, ông nói. Thay vào đó, điều này chỉ đơn giản cho thấy “điều gì đó trong thế giới này trân trọng sự kết nối giữa những trái tim”.

Xem thêm:

Ông Bobroff cũng áp dụng lối tư duy của người Trung Quốc cổ đại khi tìm hiểu hiện tượng đồng phương tương tính. “Liệu tôi có chân thành trong mối liên hệ của tôi với vũ trụ này không?”, ông tự hỏi. Ông phân vân không biết mình cần phải thay đổi những gì để tiến về phía trước. Nhà tâm thần học Carl Jung cũng nhìn nhận hiện tượng đồng phương tương tính như các dấu hiệu cho thấy cần phải hướng vào bên trong (hướng nội) và suy ngẫm về bản thân.

Đối với Bobroff, hiện tượng đồng phương tương tính đã tái hợp hai phương diện vật chất và tinh thần. Nó mang những điều bí ẩn, ma thuật, thần linh trở lại trong cái thời đại mà “chúng ta đang tự cao tự đại về bản thân, nghĩ rằng chúng ta đã sáng tạo ra thế giới”.

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Mục “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên sưu tầm những câu chuyện về các hiện tượng kỳ lạ kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!

Tác giả: Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên Anh ngữ
Đọc bản gốc ở đây
Hoàng Sâm biên dịch

Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/sinh-hoc-tam-ly-hoc-va-thuyet-than-bi-hoi-tu-trong-cuoc-thao-luan-ve-hien-tuong-dong-phuong-tuong-tinh.html