Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương
hien-tuong-chi-ma-nhung-nguoi-khuyet-tat-van-co-cam-giac-o-phan-chi-da-mat-giai-thich-the-nao Hiện tượng ‘chi ma’ – những người khuyết tật vẫn có cảm giác ở phần chi đã mất, giải thích thế nào?
Tuesday, 08/09/2015 10:00 am
Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

“Đột nhiên tôi cảm thấy một cơn đau dữ dội ở chân trái. Tôi cố gắng với tới chỗ đau… bằng cánh tay còn lại của tôi, nhưng khi nhận thấy cơ thể mình quá yếu ớt, tôi đã gọi y tá: “Xin hãy giúp tôi gãi chỗ ngứa ở bắp chân trái”. Y tá đáp: “Bắp chân ư? Chúng tôi đã phải cắt bỏ nó rồi”!

Hai cẳng chân của một quân nhân người Mỹ, George Dodlow, đã bị cụt, nhưng anh vẫn có thể cảm nhận được chúng. Về mặt lô-gíc, cảm giác xuất phát từ các chi bị cụt nghe có vẻ khó tin, nhưng Dodlow—người đã bị mất một cánh tay và cả hai chân trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ (Civil war)—là một trong số hàng nghìn trường hợp mắc hội chứng “chi ma” (phantom limb syndrome) đã được nhà thần kinh học thế kỷ 19, Weir Mitchel, ghi nhận trong suốt sự nghiệp của mình.

Hiện nay, theo một số ước tính, trong số những bệnh nhân bị cắt cụt chi trên thế giới, có tới 80% người có thể trải nghiệm hiện tượng kỳ lạ này. Những cá nhân đã mất một chi, một con mắt hay một cái răng vẫn tiếp tục nhận biết được các cảm giác khi bị chạm vào, nóng, lạnh, và đau nhức ở bộ phận cơ thể vật lý không còn tồn tại của họ.

Tương tự, có một số trường hợp nhất định, một vài bệnh nhân bị liệt tuy đã qua những cuộc kiểm tra y tế nghiêm ngặt nhất nhưng vẫn không thể phát hiện vấn đề về thể chất. Cơ bắp và các mạch máu của họ có biểu hiện bất động giống như ở những trường hợp bị liệt thông thường, nhưng dây thần kinh tương ứng với các chi bị liệt dường như vẫn hoạt động bình thường.

Vậy đâu là nguyên nhân đằng sau hiện tượng kỳ lạ này? Nhiều nhà thần kinh học nhận định rằng cùng với tình trạng bị cụt một chi, vùng não tương ứng với chi đó sẽ trở nên không còn hoạt động, khiến cơ quan thụ cảm bên cạnh kích thích ra những phản ứng như đau đớn hoặc tê liệt. Năm 1998, 3 giáo sư ngành tâm lý học từ trường Đại học Vanderbilt, Mỹ, là GS Neeraj Jain, GS Sherre L. Florence và GS Jon H. Kaas, đã tiến hành những nghiên cứu cho thấy cơn đau chi ma (phantom limb pain) có thể là hệ quả của việc bộ não cố gắng tái tổ chức sau một chấn thương.

“Cho đến thời gian gần đây, hầu hết các nhà khoa học thần kinh đều tin rằng não bộ người trưởng thành là cố định và gần như không có khả năng tái tổ chức. Chỉ có thể tái tổ chức ở những khu vực não bộ có liên quan tới việc học tập và rèn luyện kỹ năng. Tuy nhiên, trong vòng hai thập kỷ qua, các nhà khoa học đã đi đến kết luận rằng ngay cả những khu vực thụ cảm sơ cấp (primary sensory areas) cũng có khả năng tái tổ chức khi cơ thể bị tổn thương hoặc mô thức truyền dẫn kích thích ngoại biên (của bộ phận bị cắt bỏ) có thay đổi”, các giáo sư từ trường Đại học Vanderbilt cho biết.

Ngay cả thế, cho dù bộ não có thể tái tổ chức một phần sau một chấn thương như vậy, vẫn xảy ra trường hợp trẻ em bị khuyết chi bẩm sinh cũng bộc lộ những triệu chứng tương tự như những người trưởng thành bị cụt chi. Làm thế nào giải thích cho điều này?

Cơ thể vô hình

Nhằm giải thích tại sao bộ não lại có thể tiếp tục cảm nhận chi bị mất hệt như nó vẫn còn ở đó, cơ thể vô hình hay cơ thể “vi mô” là một trong những giả thuyết mới nhất và gây ra nhiều tranh luận nhất hiện nay. Giả thuyết này cho rằng, một cơ thể vô hình, được cấu thành từ các hạt hạ nguyên tử [1] có trình tự sắp xếp tương ứng với kích cỡ vật lý của cơ thể, có thể giải thích tại sao một chi rõ ràng đã bị cắt bỏ trong không gian tế bào này lại vẫn còn nguyên vẹn ở một không gian khác.

Tương tự, nó có thể giải thích tại sao trong những trường hợp khác, mặc dù không có dấu hiệu bệnh lý hay tổn thương trên cơ thể, nhưng một chi của bệnh nhân lại không thể cử động hay cảm nhận được bất kỳ cảm giác nào.

TAMTHUC
(Ảnh: gotmovietrivia.com)
Đầu của bệnh nhân sẽ phải nhìn từ phía của tay lành lặn để nhìn thấy ảnh phản chiếu và liên tưởng với tay cụt (Ảnh: gotmovietrivia.com)

Bệnh nhân sẽ đưa bàn tay còn lành lặn vào bên trong hộp, rồi tưởng tượng rằng mình cũng đưa bàn tay đã cụt vào cái lỗ còn lại. Với hình ảnh phản chiếu của bàn tay lành lặn trong gương, anh ta có thể tưởng tượng rằng bàn tay bị cụt của mình vẫn còn ở đó. Theo cách này, khi bàn tay phản chiếu trong gương vốn biểu thị bàn tay bị cụt dần dần mở ra rất chậm, bệnh nhân sẽ có thể cảm thấy bàn tay bị cụt dần dần được nới lỏng, các móng tay không còn cắm sâu vào lòng bàn tay nữa.

Giữa y học và thần bí

Trong thuyết “cơ thể vô hình”, khi một chi bị cắt bỏ, ca phẫu thuật sẽ không tác động đến các chiều không gian thâm sâu hơn. Năng lượng và các hạt vô hình của chi vẫn dính liền vào cá nhân và bộ não của người đó ở trong các không gian khác, mặc dù họ đã thích ứng và biến đổi theo trạng thái vật lý [ở không gian này].

Tuy lý thuyết này nghe có vẻ khá huyền bí lúc ban đầu, nhưng nó thực sự chỉ là vấn đề góc độ nhìn nhận. Lấy ví dụ, trong khi Tây y xem xét vết thương hay một chỗ lở loét, thì Đông y lại cho rằng tại chỗ đó khí huyết bị tắc nghẽn. Mỗi hệ thống trị bệnh theo các cách tiếp cận khác nhau, nhưng ở cả hai trường hợp, khi bệnh nhân được chữa trị, triệu chứng bệnh sẽ biến mất. Tuy chúng ta không thể nhìn thấy hệ thống kinh mạch trong Đông y, nhưng nó đã được sử dụng hàng nghìn năm qua để điều trị hàng loạt những vấn đề sức khỏe trên cơ thể vật lý.

“Trong Đông y, nếu một bệnh nhân bị mất một cơ quan, tay chân hay bất kể bộ phận giải phẫu nào trên cơ thể, thì năng lượng của mô và các đường kinh mạch tương ứng, cũng như các điểm huyệt châm cứu sẽ vẫn còn sót lại”, Mary Helen Lee, một thầy thuốc Đông y ở Chicago, cho biết. “Để chữa trị cơn đau ảo giác trên chi bị cụt, có thể tiến hành châm cứu trên các đường kinh mạch của chi bị khuyết hay của chi còn lại”.

Hội chứng chi ma đã làm khơi dậy mối quan tâm tới bản chất thật sự của cơ thể, cũng như sự tương tác của nó với tâm trí và môi trường xung quanh. Liệu những bệnh nhân này chỉ đơn thuần gặp trục trặc trong não bộ, hay nó cho thấy một số cơ chế sâu xa hơn? Có một bài viết liên quan khá thú vị là Liệu có tồn tại sự sống sau khi chết? Nghiên cứu về nguyên tử hé lộ câu trả lời. Tuy dòng khoa học chính thống chưa đưa ra kết luận, nhưng bằng cách tự ráp nối các dữ liệu, bạn có thể tự rút ra câu trả lời cho mình.

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức hiện tại của nhân loại. Chuyên mục “Khoa học huyền bí” của thời báo Đại Kỷ Nguyên sưu tầm các câu chuyện về những hiện tượng kỳ lạ để kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!

Chú thích của người dịch:

[1] Hạt hạ nguyên tử: Khái niệm hạt hạ nguyên tử để chỉ các hạt cấu thành nên nguyên tử, cùng các hạt được giải phóng trong phản ứng hạt nhân hay phản ứng phân rã. Ví dụ: điện tử (electron), proton, neutron là những hạt hạ nguyên tử thường được nhắc đến. Ngoài ra còn rất nhiều các hạt hạ nguyên tử khác trong vật lý hạt. (Nguồn: wikipedia)

Tác giả: Leonardo Vintini, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Đọc bản gốc ở đây.
Ngọc Mai biên dịch

Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/hien-tuong-chi-ma-nhung-nguoi-khuyet-tat-van-co-cam-giac-o-phan-chi-da-mat-giai-thich-the-nao.html