Mặc dù có nhiều bức ảnh ma giả mạo đã bị lật tẩy, nhưng một số sự trùng hợp liên quan đến ảnh và các hiện tượng khác lại vô cùng kỳ lạ, khiến chúng ta tự hỏi phải chăng có gì đó siêu thường đang thực sự diễn ra ở đây.
Có rất nhiều những trò bịp bợm và những người chuyên vạch trần chúng ngày nay, nhờ có mạng Internet và các công nghệ cho phép chỉnh sửa cắt ghép ảnh và video. Nhưng những người chuyên vạch trần trò bịp đã tồn tại từ hơn một thế kỷ trước, khi sự hứng thú với việc gọi hồn và bức ảnh ma lên đến đỉnh điểm.
Walter E. Woodbury là một trong những người như vậy. Ông đã khám phá ra nguyên nhân đằng sau một hiện tượng đã sinh ra nhiều trò lừa, đôi lúc chủ định, đôi lúc không chủ định. Hãy nghĩ xem một nhiếp ảnh gia sẽ ngạc nhiên thế nào nếu ông chụp được một bức ảnh như dưới đây.
Một “bức ảnh ma”, từ cuốn sách “Photographic Amusements,” năm 1896 của Walter E. Woodbury. (Public domain)
Vào năm 1896, trong cuốn sách “Photographic Amusements”, Woodbury giải thích rằng đôi lúc các nhiếp ảnh gia không để ý thấy một hình ảnh trên tấm kính âm bản (khác với phim âm bản ngày nay) từ lần chụp trước. Kính là một chất liệu có giá thành cao vào thời đó, nên các bức ảnh âm bản làm từ kính sẽ được rửa sạch để tái sử dụng. Nhưng thi thoảng một phần bức ảnh trước đó sẽ còn đọng lại trên tấm kính âm bản, tạo ra một hiệu ứng đặc biệt khi đặt trùng lên một vật thể khác. Một số nhiếp ảnh gia đã nhận ra điều này và lợi dụng nó để thuyết phục những người được chụp rằng vào lúc chụp những thân nhân quá cố đang ở xung quanh họ.
Woodbury kể lại một câu chuyện đùa: “Một quý ông cao tuổi đến tham dự một lễ gọi hồn, và sau một số chuyển động bí ẩn, ông được bảo rằng linh hồn của mẹ ông đã ở đó. ‘Thật sự là vậy!’ vị quý ông trả lời, trong giọng nói có phần kinh ngạc. ‘Bà ấy nói gì?’ ‘Bà nói bà sẽ gặp ông sớm thôi’, người đồng cốt trả lời. ‘Hiện ông đang già đi nhanh chóng và sẽ sớm đi cùng với bà’. ‘Gần đúng đó’, vị quý ông có tuổi trả lời; ‘Tôi sẽ đến nhà bà dùng trà vào tối nay’”.
Bức ảnh chụp chồng hình kỳ lạ
Trong cuốn sách “Synchronicity” (tạm dịch: Đồng bộ hóa) của ông, nhà tâm lý học nổi tiếng Carl Jung đã hồi tưởng lại một sự trùng hợp khá kỳ lạ. Một người phụ nữ ở Strasbourg, Đức, đã chụp một bức ảnh đứa con trai nhỏ tuổi của cô và mang nó đến rửa ở một hiệu ảnh. Không may thay, thế chiến I bùng nổ, và người phụ nữ đã phải di tản khỏi thành phố mà chưa lấy lại bức ảnh từ cửa hàng. Nhiều năm sau, cô chụp một bức ảnh đứa con gái và mang nó đến rửa ở một hiệu ảnh ở Frankfurt. Kết quả là một bức ảnh chụp chồng hình đôi, nhưng trong sự ngạc nhiên của cô, đây chính là bức ảnh cô đã chụp con trai nhiều năm trước, trước khi được chụp chồng lên bức ảnh hiện tại của đứa con gái ở Frankfurt.
Bức ảnh được đề cập đến trong câu chuyện của Carl Jung—chưa được Đại Kỷ Nguyên xác nhận. (Ảnh: Public Domain)
Tấm ảnh đó đã đi từ Strasbourg đến Frankfurt, bị đánh dấu nhầm lẫn thành chưa được sử dụng, và lại rơi vào tay của đúng người phụ nữ đó.
TAMTHUC“Tôi đưa cho họ tấm ảnh màu đó, và nó là tư liệu ảnh đám cưới duy nhất của họ. … Tôi không thể tự hỏi bản thân: xác suất là bao nhiêu? Tôi sẽ không đi xuống hố lầy lộ đó mà không có lý do thích đáng”.
Tác giả: Tara MacIsaac, Epoch Times
Quý Khải biên dịch.
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/giai-ma-cac-buc-anh-ma-bi-an.html