Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương
pin-nam-tuoi-danh-do-cac-nha-khao-co-hoc-trong-hang-thap-ky Pin 2000 năm tuổi đánh đố các nhà khảo cổ học trong hàng thập kỷ
Saturday, 07/03/2015 09:00 am

Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!

Oopart (Đồ tạo tác lạc chỗ- out of place artifact) là một thuật ngữ chỉ nhiều vật thể thời tiền sử được tìm thấy tại nhiều nơi khác nhau trên khắp thế giới, dường như cho thấy một trình độ tiến bộ công nghệ không tương xứng với thời đại chúng được tạo ra. Những Oopart thường gây khó chịu cho các nhà khoa học bảo thủ, và truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu liều lĩnh mở ra những lý thuyết thay thế, và khuấy lên tranh luận.

Những pin Baghdad là các đồ tạo tác được phát hiện bởi nhà khảo cổ người Đức Wilhelm Konig năm 1938 ở ngay ngoại ô Baghdad, Iraq. Bản sao của những đồ tạo tác này chứng tỏ rằng chúng có thể tạo ra hơn một Vôn điện, vào hàng ngàn năm trước khi lịch sử hiện đại khám phá ra điện năng.

Những người hoài nghi thường tìm kiếm lời giải thích cho các oopart ở trong hiện tượng tự nhiên. Tuy nhiên, trong trường hợp pin Baghdad, thì rõ ràng vật thể này là nhân tạo và chúng có thể tạo ra điện. Dĩ nhiên chúng dùng cho mục đích gì vào khoảng 2000 năm trước thì vẫn còn là một bí ẩn.

Tiến sĩ Paul Craddock, một chuyên gia về luyện kim tại Bảo Tàng British, nói với BBC năm 2003: “Những cái pin luôn thu hút được sự quan tâm, những vật quý hiếm. Chúng là độc nhất vô nhị. Theo như chúng tôi biết, không có ai khác đã phát hiện ra bất kỳ đồ vật nào như thế này. Chúng là những thứ kỳ lạ; một bí ẩn của cuộc sống”.

Pin bao gồm có chiếc bình bằng đất sét cũng với những nút bình bằng nhựa đường. Những que sắt cắm qua các nút bình, và được bao bọc bằng đồng. Bình đất sét chứa đầy giấm, rượu hoặc một vài chất có tính acid khác, gây ra sự ăn mòn ở mặt trong của bình. Giấm hoặc bất kỳ dung dịch điện phân nào khác có thể giúp thiết bị này sản xuất ra điện.

Trường đại học Smith College tại Massachusetts đã làm lại bản sao thiết bị này. Một bài viết trên trang web của trường giải thích: “Không có tài liệu ghi chép về chứng năng chính xác của chiếc bình, nhưng suy đoán tốt nhất thì đây là một loại pin. Các nhà khoa học tin rằng những pin (nếu đó đúng là chức năng của chúng) được sử dụng để mạ các đồ vật, ví dụ như thêm một lớp kim loại (vàng) lên bề mặt vật khác (đồng), một phương pháp vẫn được dùng ở Iraq ngày nay.”

TaraMacIsaac, Epoch Times
Đại Hải biên dịch

Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/pin-2000-nam-tuoi-danh-do-cac-nha-khao-co-hoc-trong-hang-thap-ky.html