Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Ngày nay, chúng ta thấy rất đỗi bình thường với những đường chân trời thành phố về đêm, các ánh đèn phố, và nguồn năng lượng thúc đẩy những tiện ích hiện đại của chúng ta. Nhưng, phải chăng những người thông thái ở Ai Cập và Lưỡng Hà thời cổ đại cũng sở hữu kiến thức về điện, không chỉ để thắp sáng mà còn có các công nghệ vận hành bằng điện năng? Trong khuôn khổ của các bằng chứng khảo cổ khai quật được, câu trả lời dường như đã được khẳng định.
Hình khắc nổi bên dưới Đền thờ thần Hathor ở Dendera, Ai Cập là bằng chứng được nhắc đến nhiều nhất, cho chúng ta thấy những người Ai Cập cổ đại đã từng sử dụng điện. Trên đó miêu tả các hình người đang đứng xung quanh một vật thể giống bóng đèn cỡ lớn.
Bóng đèn thời cổ đại?
Vật thể giống bóng đèn được chạm khắc trong một hầm mộ bên dưới Đền thờ Hathor ở Ai Cập. (Lasse Jensen/Wikimedia Commons)
Đui đèn được tượng trưng bằng một vật trông giống như bông hoa sen với thân như dây cáp chạy dọc theo phần dưới của “thiết bị”. Bên trong “bóng đèn” là một sợi dây như con rắn uốn khúc ra bên ngoài “đui đèn” hình hoa sen. Theo những người ủng hộ giả thuyết rằng hình vẽ này miêu tả ánh sáng đèn điện, như Erich Von Däniken đã từng viết cuốn “Chariot of the Gods” (tạm dịch: Xe ngựa của Thần), thì con rắn này biểu thị cho dây tóc bóng đèn.
Von Däniken đã tạo ra một mô hình bóng đèn này trong phòng thí nghiệm và nó đã hoạt động, phát ra ánh sáng tím kỳ dị.
Ông đã sử dụng cùng loại thông số về kích thước, bao gồm hai chùm kim loại giống như cánh tay kéo dài đến đầu to của bóng đèn, và một sợi dây kết nối những chùm đó với “đui đèn” ở đầu bên kia.
Nhưng lấy đâu ra nguồn năng lượng để thắp sáng bóng đèn vào thời Ai Cập cổ đại?
Pin cổ đại?
TAMTHUCNhững chiếc pin này không chỉ là nguồn năng lượng trên lý thuyết.
Một số người tuyên bố rằng một trong những công trình biểu tượng nhất của Ai Cập trên thực tế lại bị hiểu lầm nhiều nhất. Cụ thể, những người ủng hộ giả thuyết tồn tại điện ở Ai Cập cổ đại nói rằng Đại Kim tự tháp Giza trên thực tế đã được sử dụng như một nhà máy điện.
Nhà máy điện cổ đại?
(Shutterstock*; hiệu ứng thêm bởi Epoch Times)
Ý tưởng này đã được khởi xướng bởi tác giả và nhà nghiên cứu Christopher Dunn trong quyển sách “The Giza Power Plant” (tạm dịch: Nhà máy điện Giza) và “Lost Technologies of Ancient Eqypt” (Những công nghệ bị lãng quên của Ai Cập cổ đại).
Dunn nói rằng King Chambers-tức “Căn phòng của vua” nằm ngay trung tâm của Đại Kim tự tháp thực chất chính là bộ máy phát điện trung tâm của siêu công trình này. Nó được xây dựng chủ yếu bằng đá granit hồng, một chất liệu giàu hàm lượng thạch anh vi tinh thể.
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/ai-cap-co-dai-tung-duoc-chieu-sang-bang-dien.html