Một chiếc phi cơ thả bom B-52 thuộc Không quân Hoa Kỳ với 4 quả bom hydro đã từng bị thất lạc ở Greenland, nằm cách vòng cực bắc 750 dặm về phía Bắc.
Chiếc máy bay này đã bị rơi vào tháng một năm 1968 gần Căn cứ Không quân Thule sau khi cabin bắt lửa. Sáu thành viên phi hành đoàn đã nhảy ra khỏi máy bay nhưng một người đã chết.
3 trong tổng cộng 4 quả bom đã được tìm thấy sau một nỗ lực dọn dẹp lâu dài, nhờ lực lượng của cả hai bên Mỹ và Đan Mạch (Greenland là khu tự trị thuộc Vương quốc Đan Mạch). Không có quả bom nào thực sự phát nổ vì chúng không được phi hành đoàn lên đạn.
Vài năm trước kênh BBC đưa tin đầu đạn hạt nhân thứ 4 đã bị bỏ rơi trong vùng băng tuyết sau khi một chiến dịch quy mô lớn nhằm tìm lại các mảnh vụn đã thu thập được 1,9 triệu mét khối băng, mà một số mẫu trong đó có chứa vật chất phóng xạ rò rỉ từ các quả bom.
Vị trí của Căn cứ Không quân Thule ở Greenland (Google Maps)
Trong nhiều năm trời, Lầu Năm Góc đã tuyên bố rằng tất cả bốn đầu đạn đã bị “phá hủy” cho tới khi kênh truyền thông BBC, thông qua Đạo luật tự do thông tin Hoa Kỳ, đứng lên tiết lộ sự thực.
Theo tờ Daily Mail, trong tài liệu được tiết lộ có viết, “Phỏng đoán cái gì đó đã làm băng tan chảy, như khi phần sơ cấp hay thứ cấp bị cháy,” nhằm đề cập đến vùng băng bị chuyển màu đen. Tờ báo lưu ý rằng về cơ bản một “đầu đạn” đã bị bỏ lại dưới băng.
Cuộc tìm kiếm gặp phải một số vấn đề, và cuối cùng đã bị hủy bỏ.
Trong một bản tin vào ngày 29/1 vừa qua, BBC lưu ý rằng “câu hỏi vẫn xoay quanh việc liệu tất cả mọi thứ đã được phục hồi chưa.”
Jens Zinglersen, trước từng là đại diện của khu vực Greenland, đã trao đổi ngày 29/1 vừa qua với kênh BBC rằng khi đó, ông không rõ tình trạng tệ thế nào. “Tôi có thể ngửi thấy mùi giống dầu diesel. Tôi có thể nhìn thấy một vùng diện tích màu đen rộng lớn, trên mặt băng,” ông nhận định về mảnh vụn mà ông được giao nhiệm vụ tìm kiếm.
TAMTHUCCăn cứ Thule được xây dựng để đối kháng lại với mối đe dọa đang ngày càng gia tăng từ phía Liên Xô. Căn cứ, và những máy bay ném bom, nằm cách Moskva khoảng 2.700 dặm.
Theo một bài đăng trên trang SonicBomb.com, “vụ việc này là tâm điểm của rất nhiều tranh luận vào thời điểm đó, cũng như trong 40 năm kế tiếp. Vào năm 1965, chính quyền Đan Mạch đã phát hiện ra rằng Mỹ đang tích trữ vũ khí hạt nhân ở Thule, đi ngược lại với mong muốn của họ. Vụ việc này do đó đã được nhìn nhận là sự vi phạm chính sách không sở hữu vũ khí hạt nhân của Đan Mạch, do đó đã gây nên rất nhiều vấn đề ngoại giao giữa đôi bên.”
Jack Phillips, Epoch Times
Lê Anh biên tập
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/co-mot-dau-dan-hat-nhan-bi-mac-ket-dau-duoi-lop-bang-cua-greenland.html