Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương
phat-hien-hoa-thach-xuong-quai-vat-bien-trieu-nam-tuoi-o-nga Phát hiện hóa thạch xương quái vật biển 200 triệu năm tuổi ở Nga
Wednesday, 31/12/2014 09:00 am
Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Trích dẫn từ thời báo Siberian Times: Khi Andrey Tyuryakov dò xét mặt đất để tìm kiếm các dấu tích của nấm, anh đã không ngờ tới việc tiếp xúc với một thứ gì đó còn quan trọng hơn rất nhiều so với giống nấm yêu thích của ông. Trên thực tế, nhà khoa học này có thể đã tình cờ khai quật được một trong những hóa thạch khủng long quan trọng nhất ở Nga.

Nằm ngay dưới chân Tyuryakov khi ông đi dọc theo bờ biển trên đảo Wrangel, thuộc vùng biển Siberian, là một vật thể có hình dáng khá kỳ cục, mà ban đầu trông như một hòn đá lớn. Nhưng đây không phải là một tảng đá bình thường; hóa ra đây là mảnh xương 200 triệu năm tuổi của một trong những loài khủng long lớn nhất từng tồn tại trước đây.

Các thử nghiệm ban đầu đã làm các nhà khoa học sửng sốt, khi họ phát hiện thấy tảng đá này trên thực tế rất có thể là hai mảnh xương hóa thạch của một con plesiosaurus, một loài khủng long bò sát thường được phác họa dưới hình ảnh của một con quái vật biển khổng lồ.

Tyuryakov, nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Bắc cực và Nam cực đặt trụ sở tại St. Petersburg, nói. “Tôi gần như đã dẫm lên nó. Nó nằm chỉ ngay trước mắt tôi, với một hình dáng hoàn toàn kỳ dị.” Là một người yêu nấm, cặp mắt của Tyuryakov luôn luôn tìm kiếm dưới mặt đất khi ông bước đi, và đó là điều đã giúp ông tìm thấy phát hiện mang tính lịch sử này.

Hóa thạch được Andrey Turyakov phát hiện ở đảo Wrangle thuộc Nga. (Andrey Turyakov)
Hóa thạch được Andrey Turyakov phát hiện ở đảo Wrangle thuộc Nga. (Andrey Turyakov)
Ông Andrey Turyakov (Andrey Turyakov)
Ông Andrey Turyakov (Andrey Turyakov)

Tyuryakov là một người trong nhóm gồm bốn nhà khoa học được gửi tới đảo Wrangel, ở cực đông nước Nga, để tham gia một cuộc khảo sát phức hợp cho một công ty năng lượng lớn.

Họ đã dành 7 ngày ở một trạm gác để nghiên cứu về quần thể loài gấu trắng địa cực và đã nhận được sự trợ giúp từ các nhân viên của khu bảo tồn thiên nhiên, bao gồm cả giám đốc Aleksandr Gruzdev. Chỉ đến cuối chuyến đi ông mới tình cờ phát hiện thấy ‘một hòn đá,” và khi ông hỏi các đồng nghiệp của mình xem họ nghĩ gì về vật thể này, thì nhận được câu trả lời rằng nó trông rất bình thường.

Họ tin rằng vật thể này mang cái hình dạng và các ký tự kỳ dị như vậy là do kết quả của quá trình xói mòn của sóng và gió. Tuy nhiên bản năng của một nhà khoa học đã mách bảo ông rằng đây không chỉ là một tảng đá bị xói mòn, nên ông đã mang nó trở về St. Petersburg, nơi nó được các chuyên gia tại Bảo tàng Bách thú của thành phố khám nghiệm.

Đây là một trong những loài sinh vật đáng sợ nhất từng thống trị đại dương trong khoảng 200 triệu năm trước, với thân thể dài hơn một con cá voi lưng gù và những chiếc răng to bằng kích thước quả dưa chuột.

Ảnh minh họa loài khủng long plesiosaurus. (Animal Reader)
Ảnh minh họa loài khủng long plesiosaurus. (Animal Reader)

Các thử nghiệm ban đầu đã làm các nhà khoa học sửng sốt, khi họ phát hiện thấy tảng đá này trên thực tế rất có thể là hai mảnh xương hóa thạch của một con plesiosaurus, một loài khủng long bò sát thường được phác họa dưới hình ảnh của một con quái vật biển khổng lồ.

Đây là một trong những loài sinh vật đáng sợ nhất từng thống trị đại dương trong khoảng 200 triệu năm trước, với thân thể dài hơn một con cá voi lưng gù và những chiếc răng to bằng kích thước quả dưa chuột.

Được cho là sở hữu chiếc cổ cực kỳ dài đến hơn 15 mét, nhưng lại có cái đầu nhỏ, và được trang bị chân chèo lớn, chúng là những kẻ săn mồi dưới biển khét tiếng nhất trong thời kỳ kỷ Jura.

Một số chuyên gia thậm chí còn gọi chúng là “khủng long bạo chúa của đại dương,” vì chúng có xu hướng săn bắt những loài bò sát khác dưới biển.

Đây được cho là khu vực cuối cùng trên Trái Đất có điều kiện sinh tồn thích hợp với voi ma mút.

Điều này đã cung cấp cho hòn đảo rộng 7.500 km2 này một mức độ bảo tồn cao nhất và ngăn chặn gần như mọi hoạt động của con người ngoại trừ cho các mục đích nghiên cứu khoa học. Đây được cho là khu vực cuối cùng trên Trái Đất có điều kiện sinh tồn thích hợp với voi ma mút, với một số lượng nhỏ tách biệt của loài này đã từng sinh tồn cho đến khoảng năm 2.000 trước Công nguyên.

Thêm nhiều thử nghiệm sẽ được tiến hành trên những di tích hóa thạch ở St. Petersburg. Một số lượng các chuyến thám hiểm cổ sinh vật học đến khu vực Bắc cực để tìm kiếm thêm các di tích của loài plesiosaur đã được lên kế hoạch cho năm 2015.

Bởi Olga Gertcyk, The Siberian Times và Derek Lambie, The Siberian Times

Biên dịch: Phastacook

Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-hoa-thach-xuong-quai-vat-bien-200-trieu-nam-tuoi-o-nga.html