Vũ trụ đầy những bí ẩn thách thức vốn hiểu biết hiện nay của chúng ta. Trong mục “Khoa Học Siêu Thường” Đại Kỷ Nguyên thu thập những câu chuyện về những hiện tượng kỳ lạ, kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Quyết định nằm ở bạn.
Những đứa trẻ của làng Woolpit là một câu chuyện bắt nguồn từ thế kỷ 12, kể về hai đứa trẻ xuất hiện ở rìa một cánh đồng làng Woolpit của nước Anh. Cả bé trai và bé gái được kể là có làn da màu xanh lá và nói một ngôn ngữ lạ.
Hai đứa trẻ lâm bệnh và bé trai qua đời, nhưng bé gái bình phục và học được tiếng Anh trong những năm sau đó. Về sau bé gái kể lại câu chuyện về nguồn gốc của cả hai, nói rằng chúng đến từ một nơi gọi là Vùng Đất của Thánh Martin, tồn tại trong môi trường ánh sáng chạng vạng kéo dài vô tận, và ở đó mọi người sống dưới mặt đất.
Trong khi một số người xem đây là một câu chuyện cổ tích mô tả cuộc gặp gỡ tưởng tượng với cư dân của một thế giới khác nằm dưới chân chúng ta, hay thậm chí là thế giới ngoài Trái Đất, thì số khác lại chấp nhận câu chuyện là có thật, nhưng là bản mô tả bị sửa đổi đôi chút của một sự kiện lịch sử đáng được nghiên cứu thêm.
Trong khi một số người xem đây là một câu chuyện cổ tích mô tả cuộc gặp gỡ tưởng tượng với cư dân của một thế giới khác nằm dưới chân chúng ta, hay thậm chí là thế giới ngoài Trái Đất, thì số khác lại chấp nhận câu chuyện là có thật, nhưng là bản mô tả bị sửa đổi đôi chút của một sự kiện lịch sử đáng được nghiên cứu thêm.
Câu chuyện bắt đầu từ ngôi làng Woolpit nằm ở Suffolk, East Anglia (Anh quốc). Vào thời Trung Cổ, ngôi làng nằm trong khu vực có nền nông nghiệp phát triển và có dân cư đông đúc nhất của miền quê nước Anh. Woolpit thuộc về tu viện quyền lực và giàu có của thị trấn Bury St. Edmunds.
Câu chuyện được hai nhà viết sử thế kỷ 12 ghi chép lại. Một người tên là Ralph vùng Coggestall (mất năm 1228), trưởng tu viện Cistercian thuộc thị trấn Coggeshall (42km về hướng Nam của làng Woolpit), ông đã ghi chép lại câu chuyện về những đứa trẻ da xanh của mình trong cuốn“Chronicon Anglicanum” (“Biên niên sử nước Anh”). Người kia là William vùng Newburgh (1136–1198), một nhà sử học và giáo sĩ Cơ đốc giáo người Anh tại tu viện Augustinian Newburgh nằm xa về phía bắc Yorkshire, ông gộp câu chuyện về những đứa trẻ da xanh vào tác phẩm chính của mình là “Historia rerum Anglicarum” (“Lịch sử các vụ việc nước Anh”).
Các sự kiện trên được cho là diễn ra dưới thời trị vì của vua Stephen (1135-1154) hoặc vua Henry II (1154-1189), tùy thuộc vào phiên bản mà bạn đọc.
Câu chuyện về những đứa trẻ da xanh
Theo truyền thuyết về những đứa trẻ da xanh, thì một bé trai và em gái được những người thợ gặt làm việc trên cánh đồng vào mùa thu hoạch phát hiện ở gần vài cái mương được đào để bẫy sói, tại làng Woolpit. Da của hai đứa trẻ có màu xanh lá, với quần áo được làm bằng các chất liệu lạ, và lời nói của chúng thì những người thợ gặt không thể hiểu được. Cả hai được đưa về làng, nơi mà chúng cuối cùng được một địa chủ tên là Sir Richard de Caine ở Wikes thu nhận về.
Hai đứa trẻ không ăn bất cứ thức ăn nào được đem đến cho chúng, nhưng trông có vẻ đói. Cuối cùng dân làng đem đến những hạt đậu sống mới được thu hoạch thì cả hai ăn ngấu nghiến. Cả hai chỉ sống bằng những hạt đậu trong nhiều tháng trời cho đến khi chúng bắt đầu thích ăn bánh mì.
TAMTHUCQua nhiều thế kỷ, nhiều giả thuyết đã được đưa ra nhằm giải thích câu chuyện lạ thường này. Về làn da màu xanh của hai đứa trẻ, có một đề xuất rằng hai đứa trẻ bị thiếu máu nhược sắc, tên gốc là bệnh xanh lướt (chlorosis – có nguồn gốc từ từ “chloris” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là màu vàng xanh). Tình trạng này là do chế độ ăn nghèo nàn gây ảnh hưởng đến màu sắc của hồng cầu và dẫn đến sắc thái xanh tối nổi bật của làn da. Một chi tiết ủng hộ giả thuyết này là cô gái được miêu tả có làn da trở lại màu sắc bình thường sau khi chấp nhận chế độ ăn lành mạnh.
Tình trạng này là do chế độ ăn nghèo nàn gây ảnh hưởng đến màu sắc của hồng cầu và dẫn đến sắc thái xanh tối nổi bật của làn da.
Liên quan đến những miêu tả về vùng đất kỳ lạ, Paul Harris đưa ra giả thuyết trong Nghiên cứu Fortean 4 (1998) rằng đây là những trẻ mồ côi người Flanders, có thể từ một nơi gần đó gọi là Fornham St. Martin, nơi ngăn cách với Woolpit bằng Sông Lark.
Nhiều dân nhập cư Flanders đã đến đây trong thế kỷ 12 nhưng bị đàn áp dưới triều vua Henry II. Năm 1173, nhiều người đã bị sát hại gần Bury St. Edmunds. Nếu họ chạy trốn vào Rừng Thetford, thì nơi đây có lẽ giống cảnh chạng vạng vô tận đối với những đứa trẻ hoảng sợ. Chúng có lẽ đã đi vào một trong số nhiều đường hầm mỏ dưới lòng đất trong khu vực mà cuối cùng dẫn chúng đến Woolpit. Mặc trang phục khác lạ của người Flanders và nói một ngôn ngữ khác, những đứa trẻ đã đem đến một bộ dạng rất kỳ lạ đối với dân làng Woolpit.
Mặc trang phục khác lạ của người Flanders và nói một ngôn ngữ khác, những đứa trẻ đã đem đến một bộ dạng rất kỳ lạ đối với dân làng Woolpit.
Một nhà bình luận khác đề ra giả thuyết về nguồn gốc từ thế giới khác của những đứa trẻ. Robert Burton đề xuất trong cuốn sách năm 1621 “The Anatomy of Melancholy” rằng những đứa trẻ da xanh “rớt xuống từ Thiên Đàng”, khiến người khác suy đoán rằng chúng có thể là người ngoài hành tinh.
Trong một bài báo xuất bản năm 1996 trên tạp chí Analog, phi hành gia Duncan Lunan cũng đề xuất giả thuyết rằng những đứa trẻ tình cờ được chuyển tới Woolpit từ hành tinh quê hương của chúng. Hành tinh này có thể bị mắc trong quỹ đạo đồng bộ quay xung quanh mặt trời của mình, tạo ra hoàn cảnh thích hợp cho sự sống chỉ tồn tại ở một vùng ánh sáng chạng vạng hẹp giữa một bề mặt có nhiệt độ rất cao, và mặt kia chìm trong bóng tối băng giá.
Câu chuyện về những đứa trẻ da xanh đã tồn tại hơn tám thế kỷ kể từ khi những truyền thuyết đầu tiên được ghi chép lại. Mặc dù sự thật đằng sau câu truyện có lẽ sẽ mãi là bí ẩn, nó đã truyền cảm hứng cho nhiều bài thơ, tiểu thuyết, vở opera, và kịch trên toàn thế giới, đồng thời thu hút được trí tưởng tượng của nhiều trí óc tò mò.
Đăng lại với sự cho phép của Ancient Origins.
Trần Phong biên tập