Thuật xử thế của người xưa luôn hàm chứa những bài học quý giá. Chỉ từ những câu chuyện, mẩu đối thoại tưởng chừng đơn giản, người xưa đã để lại cho hậu thế sự kính ngưỡng to lớn.
1. Người tiến cử hiền tài càng cao thượng
Tử Cống hỏi Khổng Tử: “Bề tôi thời nay, theo thầy thì ai là người hiền lương nhất?“.
Khổng Tử nói: “Thời của thầy đây, nhìn không ra có ai là bề tôi đáng được gọi là hiền lương. Bảo Thúc của nước Tề, Tử Bì của nước Trịnh trước đây, họ thật đúng là hiền thần“.
Tử Cống hỏi: “Thế nước Tề không phải còn có Quản Trọng, nước Trịnh còn có Tử Sản hay sao?“.
Khổng Tử nói: “Con chỉ biết một mặt của sự việc. Thầy hỏi con, con có từng nghe qua, giữa người có thể cống hiến tâm lực của mình và người có thể đề cử người tài, rốt cuộc ai mới được tính là hiền thần thật sự?“.
Tử Cống nói: “Người có thể đề cử người tài mới được tính là hiền thần thật sự“.
Khổng Tử nói: “Đây không phải đã quá rõ rồi sao?! Thầy nghe nói là Bảo Thúc đề cử Quản Trọng, Tử Bì tiến cử Tử Sản, chứ lại không hề nghe nói Quản Trọng, Tử Sản tiến cử qua một ai cả“.
2. Đến cả bản thân cũng đều quên mất
Ai Công nói với Khổng Tử: “Ta nghe được một việc quả thật hoang đường đến nực cười, có người vốn tính hay quên chuyển nhà mà quên mất cả người vợ của mình, ông nghĩ có thể có chuyện như vậy không?“.
“Kỳ thực nếu thật sự có thể làm được tốt bốn điểm này, cai trị cả một quốc gia vẫn còn được, huống hồ chỉ là bảo vệ mình thôi. Cho nên nói, không gần người bên cạnh, chỉ gần người xa mình, đây không phải là rất sai lầm sao? Không bắt đầu từ trong tâm mình mà chỉ làm những chuyện bề mặt, đây không phải là lẫn lộn đầu đuôi sao? Trước không đem sự tình nghĩ rõ ràng, đợi đến khi nước đã đến chân rồi mới khẩn trương, lúc này không phải là đã quá muộn màng rồi sao?”.
Theo zhengjian
Thiện Sinh biên dịch
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/van-hoa/nghe-nguoi-xua-day-dau-moi-la-cach-bao-ve-chinh-minh-tot-nhat.html