Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương
de-giu-duoc-dia-vi-quan-khiem-nhuong-dung-duc-thu-phuc-long-nguoi Để giữ được địa vị quan: Khiêm nhường, dùng đức thu phục lòng người
Thursday, 13/04/2017 08:00 am

Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Cổ nhân có câu chỉ có thể thu phục lòng người thông qua đức độ, chỉ có thể thuyết phục được mọi người thông qua lý giải thuận đạo, có vậy việc làm tất sẽ thông thuận. Đức tính khiêm tốn hòa nhã có thể thu phục được nhân tâm, có được niềm tin của dân chúng.

Dưới đây là một câu chuyện được sử sách ghi chép lại về lợi ích của sự kính khiêm nhường, lấy đức thu phục lòng người.

Vào năm 237 sau công nguyên tại Triều đại Tào Ngụy của Trung Quốc, hoàng đế Ngụy Minh hạ chiếu yêu cầu mỗi vị quan tiến cử một người tài đức cho triều đình. Một trong những người được tiến cử là Vương Sưởng thuộc địa phận Cổn Châu.

Trong đối nhân xử thế hàng ngày, Vương Sưởng là người cẩn trọng và khiêm tốn. Ông luôn dặn dò những người xung quanh mình phải luôn khiêm nhường và rộng lượng. Ông nói: “Sinh vật lớn nhanh, thường cũng chết nhanh; còn sinh vật phát triển chậm, thường suy vong cũng tương đối chậm hơn. Ví như một số loài thảo cỏ, buổi sáng khai hoa nhưng buổi chiều đã héo tàn. Còn loài tùng bách, tuy sinh trưởng chậm, nhưng mặc cho ngày đông giá rét, vẫn có được sự sống kéo dài rất lâu.

Điều tương tự cũng diễn ra đối với con người, khi làm việc, không nên hấp tấp mong cầu thành công, không nên mong muốn rằng mình có thể đổi đời qua đêm. Nếu như khi làm việc có thể coi bước lùi là bước tiến, khiêm nhường là hoạch lợi, mềm yếu là cương cường, thế thì sẽ rất ít gặp phải sự thất bại. Khi có ai đó nói điều gì không tốt về mình, trước tiên chúng ta cần phải xét lại hành vi của chính mình xem có thật sự đã sai gì không. Nếu như có, minh chứng rằng người kia đã nói đúng. Nếu không có, cũng chỉ chứng minh rằng người kia đã nói không đúng mà thôi. Nếu người kia nói đúng, đương nhiên chúng ta cần phải khiêm tốn tiếp thu. Nếu người kia nói không đúng, đối với chúng ta cũng không có gì là tổn hại. Vậy sao chúng ta lại phải để tâm oán trách người kia.

Cổ nhân thường nhắc: “Trăng tròn rồi khuyết, nước đầy tất tràn”, “Khiêm nhường thu được lợi ích, ngạo mạn chiêu mời tổn hại.” Từ xưa tới nay khiêm nhường chính là một chủng mỹ đức mà con người phải tuân theo. Làm người nên hiền hòa độ lượng, đối đãi khiêm tốn với mọi người, không chỉ tu dưỡng bản thân, mà còn tránh được các tai họa không cần thiết. Thuần phác đôn hậu, bảo trì hòa khí là một chủng phẩm cách đáng trân quý, có thể khiến con người bình tĩnh và lý trí mà suy xét giải quyết vấn đề, ngược lại, hành động theo cảm tính, cậy tài khinh người, thường lại chiêu mời tai họa.

Theo Minh Huệ

Nhật Hạ

Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/van-hoa/de-giu-duoc-dia-vi-quan-khiem-nhuong-dung-duc-thu-phuc-long-nguoi.html