Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương
am-duong-ngu-hanh-cau-thanh-nen-van-su-van-vat-vay-nguyen-ly-cua-no-la-gi Âm dương ngũ hành cấu thành nên vạn sự vạn vật, vậy nguyên lý của nó là gì?
Tuesday, 11/04/2017 00:00 am
Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Văn hóa cổ đại tin rằng sự tương hỗ giữa âm và dương đã tạo nên vũ trụ và vạn vật. Sự vận động của vũ trụ, bao gồm mọi vật chất, là chiểu theo quy luật tương sinh và sự cân bằng âm dương. Cơ thể người là một tiểu vũ trụ. Tuy nó có cơ chế hoạt động riêng nhưng vẫn có liên hệ với toàn thể vũ trụ.

Học thuyết ngũ hành cũng cho rằng, vạn vật trong vũ trụ đều là do sự vận hành (vận động) và biến hóa của năm loại vật chất cơ bản Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy cấu thành. Nó nhấn mạnh khái niệm tổng thể, nó mô tả quan hệ kết cấu và hình thức vận động của sự vật. Nếu nói “âm dương” là học thuyết đối lập thống nhất của thời cổ đại thì “ngũ hành” là hệ thống luận phổ thông của thời nguyên thủy.

“Nội Kinh” ứng dụng học thuyết ngũ hành vào y học. Điều này góp phần hình thành và thúc đẩy một hệ thống lý luận độc đáo cho y học cổ truyền Trung Quốc.

Âm dương là chỉ, hết thảy vạn vật trong vũ trụ đều chứa đựng hai chủng lực lượng vừa đối lập với nhau lại vừa gắn kết với nhau. Từ bề mặt của chữ âm dương chúng ta đã có thể hiểu được ý nghĩa của nó. Động tĩnh của Thái cực sẽ sinh ra âm và dương. Âm dương thúc đẩy sự vận động và biến hóa của vũ trụ và từng sự vật. Ngũ hành là một phạm trù dùng để khái quát một số yếu tố căn bản trong vũ trụ. Hết thảy hiện tượng trong vũ trụ này được chia thành năm loại là “Kim”, “Mộc”, “Thủy”, “Hỏa”, “Thổ”. Ngũ hành là yếu tố căn bản của vũ trụ.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Học thuyết ngũ hành ra đời vào triều nhà Hạ. Nó là nguồn gốc và nền tảng cho sự ra đời và phát triển của triết học thời cổ đại. Quan điểm hai mặt đối lập của một thể thống nhất trong phép biện chứng của thời nay là hòa hợp với học thuyết âm dương của thời cổ đại. Nguyên lý của học thuyết âm dương được ứng dụng rộng rãi ở mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Thậm chí, con người trong “bất tri bất giác”  (vô tình không biết) mà ứng dụng học thuyết này.

Âm dương chính là ngũ hành, mà ngũ hành hàm chứa âm dương. Hết thảy sự vật trong vũ trụ, căn cứ vào thuộc tính này có thể phân chia làm hai loại. Một loại là âm và một loại là dương.

Những vật chất có thuộc tính dương sẽ mang đặc tính mạnh mẽ, hướng lên trên, sinh sôi, phát triển, mở rộng ra, hướng ra ngoài, rõ ràng, tích cực, hiếu động…Trái lại, những vật chất có thuộc tính âm sẽ mang đặc tính mềm yếu, hướng xuống dưới, thu mình, ẩn, hướng vào trong, tiêu cực, an tĩnh. Bất luận một sự tình, sự vật cụ thể nào đều có hai loại thuộc tính âm và dương. Tức là trong dương có âm và trong âm có dương.

Cho dù sự vật có to lớn đến mức nào đi nữa cũng không thoát khỏi phạm trù âm dương này. Bất luận sự vật nhỏ đến mức nào cũng đều hàm chứa sẵn trong nó hai mặt âm và dương. Ở một điều kiện nhất định, âm và dương có thể chuyển hóa cho nhau. Hiện tượng “vật cực tất phản” chính là một loại hình thức biểu hiện của âm dương chuyển hóa cho nhau. (“vật cực tất phản” là sự vật phát triển đến cực điểm thì sẽ chuyển hoá theo hướng ngược lại).

(Ảnh minh họa)

Vạn sự vạn vật trong vũ trụ, căn cứ vào đặc tính này có thể phân chia thành năm loại lớn là “Kim”, “Mộc”, “Thủy”, “Hỏa”, “Thổ”. Năm loại sự vật này được gọi chung là “Ngũ hành”. “Kim”, “Mộc”, “Thủy”, “Hỏa”, “Thổ” cũng không phải chỉ năm loại sự vật đơn nhất. Nó là khái niệm trừu tượng của năm loại thuộc tính khác nhau của vạn sự vạn vật trong vũ trụ.

Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/van-hoa/am-duong-ngu-hanh-cau-thanh-nen-van-su-van-vat-vay-nguyen-ly-cua-no-la-gi.html