Chữ Hán là lễ vật tốt nhất mà Thượng Thiên truyền cấp cho dân tộc Trung Hoa. Diễn biến lịch sử phát triển của nó vô cùng độc đáo và đặc biệt thú vị. Nhìn hiểu chữ Hán, có thể hiểu được đạo lý nhân sinh.
Dưới đây, xin giới thiệu một số chữ Hán mà nội hàm ý nghĩa của nó chắc chắn sẽ mang đến những lĩnh ngộ mới cho mỗi người chúng ta.
Chữ Mang (“忙”) có nghĩa là vội, vội vàng, bận rộn. Nó được ghép bởi chữ Tâm (tâm, tim, lòng: “心”) và chữ Vong (quên, mất: “亡”). Ngụ ý nói rằng, con người một khi mà vội vã, bận rộn thì sẽ đánh mất tâm, người vội, bận rộn thì thường thường sẽ vô tâm.
Chính bởi vì đã đánh mất tâm nên vội vàng sẽ sinh ra lỗi sai và bị loạn, bị xáo trộn. Một người làm việc mà không có tâm thì sao có thể không phạm lỗi, không loạn?
Lo âu, kiêu căng, bất an, vội vàng, là cách dễ dàng nhất để mất đi tâm. Phải tĩnh hạ tâm xuống thì mới có thể an định, sự tình mới có thể thong dong được.
Chữ Phạ (e sợ, sợ hãi: “怕”) là do chữ Tâm (“心”) và chữ Bạch (không, trống không: “白”) ghép thành. Ngụ ý rằng, một người mà nội tâm trống rỗng, hư không thì thường e sợ, sợ hãi.
Vậy con người phải như thế nào mới không e sợ, sợ hãi? Ấy là khi người ta hiểu được rằng phải không ngừng học tập thêm, làm việc, bồi bổ thêm tín ngưỡng, tình yêu thương vào trong nội tâm trống rỗng kia, xóa bỏ sự trống rỗng, làm cho bản thân phong phú lên thì tự nhiên sẽ không e sợ, sợ hãi nữa.
Kém người một hạng, nhìn vào chữ Liệt (kém: “劣”), chúng ta thấy có chữ Thiểu (ít, thiếu “少”) kết hợp với chữ Lực (năng lực, sức lực “力”). Có nghĩa rằng, một người mà thiếu lực hơn so người khác một chút thì là kém.
Người này kém người kia không phải là ngay khi sinh ra đã kém, mà là trong quá trình sinh sống thì vì lười biếng, buông thả, không chịu cố gắng mà thành ra kém.
Thượng đế là công bằng, sự phó xuất (cho đi, trả giá) và cố gắng của một người sẽ quyết định sự đầy đủ của cuộc đời người ấy.
Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung
Mai Trà biên dịch
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/van-hoa/vi-sao-noi-hieu-chu-han-hieu-dao-ly-nhan-sinh.html