Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương
kinh-dich-hoc-vi-sao-noi-tren-than-nguoi-co-mot-bat-quai-do Kinh dịch học: Vì sao nói trên thân người có một Bát Quái đồ?
Monday, 10/04/2017 12:00 pm
Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Bát quái là 8 quẻ được sử dụng trong vũ trụ học Đạo giáo, đại diện cho các yếu tố cơ bản của vũ trụ. Mỗi quẻ gồm ba hàng, mỗi hàng là nét rời (được gọi là Hào âm) hoặc nét liền (được gọi là Hào dương), tương ứng đại diện cho âm hoặc dương.

Bát quái có liên quan đến ngũ hành, được các nhà phong thủy và y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng. Bát quái (8 quẻ) bao gồm: Quẻ Càn (hình bát quái ☰), quẻ Khôn (hình bát quái ☷), quẻ Đoài (hình bát quái ☱), quẻ Ly (hình bát quái ☲), quẻ Chấn (hình bát quái ☳), quẻ Tốn (hình bát quái ☴), quẻ Khảm (hình bát quái ☵), quẻ Cấn (hình bát quái ☶).

8 bộ phận của thân thể con người cũng đối ứng với từng quẻ trong Bát quái và được xem là một “Bát quái đồ”.

1. Quẻ càn là đầu

Lấy thân thể con người mà nói, đầu là đại biểu cho quẻ Càn (hình bát quái ☰). Bởi vì Càn là trời, là bên trên, là vua. Càn đại biểu cho sự tôn quý, đại biểu cho người đứng đầu. Đầu của con người là ở nơi cao nhất trong thân thể, là nơi tôn quý nhất. Những từ  như thủ lĩnh, thủ trưởng, đầu não…đều là được dẫn dắt từ bộ phận đầu mà nói lên ý nghĩa. Cho nên, đầu là càn quẻ.

Đầu là đại biểu cho Càn, cho nên luôn phải giữ cho đầu não thanh tỉnh, thì mới dẫn dắt được suy nghĩ của mình đi theo con đường chân chính.

2. Quẻ khôn là Bụng

Khôn (hình bát quái ☷) là bụng. Bụng của con người là nơi chứa đựng rất nhiều bộ phận “lục phủ ngũ tạng”. Khôn trong Bát quái là đại biểu cho mặt đất, nơi có diện tích rộng lớn, có thể nâng đỡ được vạn vật.

Bụng của con người đại biểu cho Khôn quẻ là có ý nhắc nhở con người chúng ta rằng, làm người phải có tấm lòng rộng lớn như đất. Phải có thể nuôi dưỡng, nâng đỡ được vạn vật, phải có thể dung nạp được trăm sông.

Bát quái (Ảnh: wikipedia.org)
Bát quái (Ảnh: wikipedia.org)

3. Quẻ chấn là chân

Quẻ chấn có đặc tính là động, là di chuyển, mà chân là để đi lại. Nét liền (dương hào) là thể hiện cho động, nét đứt (âm hào) là thể hiện cho tĩnh. Hình bát quái của quẻ chấn là (☳), từ trong ra ngoài, nét đầu tiên là nét liền, nét hai và ba là nét đứt, ý nói mọi người muốn đi phải dùng hai chân để bước đi qua lại. Do đó, dùng đặc tính của quẻ chấn để đại biểu cho chân.

4. Quẻ tốn là bắp đùi

Bắp đùi là chỗ có lực nhất của cơ thể con người. Trong Bát quái, trạng thái của quẻ tốn là tham gia, gia nhập, len vào.

Chúng ta muốn đi vào một cảnh giới cao thâm, đi vào một khu vực nào đó thì nhất định phải đầu tư nhiều năng lượng, tinh lực, thể lực. Cho nên dùng đặc tính của quẻ tốn đại biểu cho bắp đùi.

8. Quẻ đoái là miệng

Trong thiên nhiên, quẻ Đoái là đại biểu cho biển, hồ, là một chỗ hổng của mặt đất bằng phẳng. Lỗ hổng lớn nhất của con người chính là cái miệng.

Đặc tính của quẻ Đoái là vui sướng, dễ chịu. Con người trong lúc vui sướng sẽ thường thường nói không có kiểm soát, nói quá, nói khoa trương. Cho nên, dùng quẻ Đoái để đại biểu cho Miệng.

Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch

Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/van-hoa/kinh-dich-hoc-vi-sao-noi-tren-than-nguoi-co-mot-bat-quai-do.html