Lễ lạy có 4 loại. Loại thứ nhất là lễ lạy để cầu xin ước mơ được thành tựu. Khi chúng ta lễ lạy kiểu này, chúng ta cầu xin chư Phật và Bồ tát giúp đỡ mình. Chúng ta có thể lễ lạy theo cách này khi đối diện với khó khăn hay những việc không may mắn. Ta cũng có thể lễ lạy dùm cho người khác. Nếu ai đó không được khỏe, bạn có thể lễ lạy để xin sự giúp đỡ từ đức Phật. Loại lễ lạy này còn được thực hành để tránh chuyện tai nạn, bệnh tật, hay xin tăng tuổi thọ.
Loại lễ lạy thứ hai được thực hiện bởi sự chân thành nơi nội tâm chứ không phải với tâm mong cầu. Bạn có thể lễ lạy với chiều sâu của trái tim để bày tỏ lòng tri ân lên ngôi Tam Bảo. Bạn cũng có thể lễ lạy vị giáo thọ hay các bậc sư phụ của mình. Sư phụ đại diện cho ngôi Tam Bảo, vì thế chúng ta lễ lạy quý Ngài với tâm chân thành để thỉnh cầu sự dạy dỗ và và hưóng dẫn. Ðiều quan trọng là bạn phải hiểu rằng chính bạn là người hưởng lợi từ sự lễ lạy như vậy, chứ không phải là vị sư phụ của mình. Qua hành động biết ơn và tôn kính này mà chúng ta có thể thay đổi chính mình và phát khởi chân thành nơi nội tâm.Loại lễ lạy thứ ba là lễ lạy sám hối. Ðể thực hiện được loại lễ lạy này, bạn cần phải có tánh khiêm cung và cảm giác hỗ thẹn. Không thể lễ lạy theo dạng này nếu bạn còn đầy rẫy sự kiêu căng. Ngay cả khi chạm đầu xuống đất, mà bạn vẫn còn suy nghĩ là mình đúng và người khác là sai thì không được. Cách lễ lạy này giúp bạn thay đổi bản tánh của mình trở nên biết tiếp thu và và thành thật hơn. Nó cũng sẽ giúp bạn trở nên đầy đủ và hoàn thiện hơn. Loại lễ lạy này giống như là giặt quần áo. Quần áo chúng ta hết bị dơ đi rồi lại dơ lại. Và mỗi khi chúng bị dơ lại, chúng ta lại tiếp tục giặt lại. Ngày nào chúng ta còn giặt, thì quần áo chúng ta còn được sạch sẽ. Thực hành động tác lễ lạy sám hối mà không thú nhận lỗi lầm hoặc thiếu sự thẳng thắn và chân thành thì cũng giống như mặc quần áo mà không giặt giũ. Chúng sẽ ngày một dơ thêm. Khi bạn còn thấy vết dơ nơi quần áo, thì hãy mừng vui vì chúng rõ ràng và dễ phát hiện. Nghĩa là quần áo của bạn vẫn còn không đến nỗi quá dơ. Nếu bạn không bao giờ giặt quần áo, bạn sẽ không nhận ra được những vết dơ mới. Không nhất thiết phải cảm thấy tủi thân khi mình tìm ra lỗi ở chính mình. Càng tìm nhiều lỗi, càng tốt. Có khả năng bạn sẽ tìm thấy chúng trước khi chúng khởi hiện. Hơn thế nữa, một khi bạn phát giác ra sự yếu kém của mình, bạn có thể sẽ thay đổi được chúng.Loại lễ lạy thứ tư tôi gọi nó là “lễ lạy không có hình tướng”. Tuy nhiên, vì khó có thể ngay lập tức đi tới sự không có hình tướng (vô tướng), nên chúng ta bắt đầu bằng hình tướng và dần dần tiến triển qua các giai đoạn cho đến khi chúng ta đến được vô tướng.
Tương tự như vậy, đễ đạt đến vô ngã – vô thường, chúng ta bắt đầu bằng hữu ngã. Từ đó, chúng ta quán chiếu sự rỗng lặng cho đến khi chúng ta dần dần di chuyển đến mức độ vô ngã. Chúng ta cũng làm như vậy vói sự bám víu cố chấp: bắt đầu từ quán chiếu sự bám víu và từ từ đạt được mục tiêu của mình. Lễ lạy vô tướng đến từ quán chiếu bốn y điểm của chánh niệm: thân, cảm giác, tâm, và các hiện tượng (thân, thọ, tâm, và pháp). Bất kể y điểm của tâm nào mà chúng ta quán chiếu, chúng ta bắt đầu bằng hình tướng và kết thúc bằng vô tướng.
Chúng ta có thể coi bốn y điểm này trong bối cảnh những giai đoạn của lễ lạy vô tướng mà tôi sẽ mô tả ngay đây. Giai đoạn 1 là khi chúng ta ra lệnh chính mình lễ lạy và cơ thể vâng lời mệnh lệnh này. Chúng ta kiểm soát cơ thể mình và ra lệnh cho nó lễ lạy một cách có ý thức. Khi thực hành sự lễ lạy, chúng ta liên tục hết sức chú tâm vào các cử động và cảm giác. Như vậy là chúng ta đã quán chiếu được hai y điểm đầu tiên là thân và cảm xúc rồi.
Y điểm thứ 3, tâm, cũng được liên hệ vì sự trong sáng và nhận thức chính là tâm. Ở thời điểm này, tâm của chúng ta chắc phải là đã thuần và trầm lắng vì cử động của cơ thể được tiến hành một cách chậm rãi. Trong giai đoạn thứ hai, chúng ta biết mình đang lạy và cảm nhận được hành động lễ lạy, nhưng cơ thể chúng ta tự động lễ lạy. Chúng ta không còn cần phải ra lệnh hay kiểm soát cơ thể của mình nữa. Lúc này chúng ta là những chứng nhân. Ai đang lạy? Cơ thể đang lạy. Ở giai đoạn này, không còn suy nghĩ, “tôi đang lạy”, mà là lễ lạy đang diễn ra.
Ở giai đoạn thứ ba, mọi người có thể thấy như là bạn đang lễ lạy, nhưng chính thực trong bạn, không còn những suy nghĩ về bạn đang lễ lạy hay lễ lạy đang xảy ra. Thân, tâm và cảm giác đã hòa nhập: không có sự chia cách.Như việc học cưỡi ngựa, thoạt đầu còn có người cưỡi và con ngựa, hai ý chí riêng biệt muốn đi theo đường của mình. Vì vậy, chuyến đi hết sức dằn xốc. Người c ưỡi ngựa có kinh nghiệm không cảm thấy có sự phân cách giữa chính họ và ngựa. Ngựa hồi đáp ngay tức khắc và vì thế chuyến đi trở nên thật êm ái và suông sẻ. Mức độ thứ 3 là giai đoạn của vô tướng, nhưng nó chưa phải là vô ngã. Khi chúng ta hoàn thiện giai đoạn thứ ba, sẽ không còn bất cứ một sự ảnh hưởng nào khác nữa. Chúng ta sẽ không còn bị chi phối bởi trạng thái nội tâm hay ngoại cảnh. Dĩ nhiên, chúng ta phải luôn bắt đầu từ giai đoạn đầu tiên. Nếu chúng ta không thể ngay cả đạt đến đạt được trình tự sơ khởi của tâm an bình và nhẹ chuyển, thì không thể nào tiến triển đến giai đoạn kế tiếp được.