Cây lược vàng
Lược vàng có lá dài, nhiều tầng, thân bò, có hoa trắng dạng dây. Cây lược vàng là loại dược liệu khá an toàn. Tuy nhiên, không nên sử dụng lâu ngày, không sử dụng ở liều cao.
Cây lược vàng được phát hiện về tác dụng chữa bệnh đầu tiên tại Mehico, về sau những tin tức về khả năng thần kỳ của nó được truyền bá sang Nga, và thật sự tại Nga lược vàng mới được trọng dụng như 1 thần dược, đã có rất nhiều báo cáo khoa học và các tài liệu lâm sàng về thành phần hoạt chất sinh học, tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng ra đời tại đất nước này.
Một số tác dụng nổi trội của cây lược vàng
Tác dụng kháng khuẩn, nhất là đối với những chủng vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.
Tác dụng tăng cường miễn dịch.
Tác dụng chống ôxy hóa.
Lược vàng có tác dụng chống viêm mạn, tác dụng giảm đau ngoại biên và ức chế một số dòng tế bào ung thư ở mức độ trung bình.
Lược vàng không có tác dụng giảm đau theo cơ chế thần kinh trung ương, không gây hạ huyết áp.
Ngăn ngừa và hỗ trợ trong việc điều trị ung thư, các khối u ác tính.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Canada, dịch ép từ cây lược vàng rất giàu các chất kích thích sinh học có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư. Trong lược vàngchứa các chất có hoạt tính sinh học gồm flavonoid, steroid và nhiều khoáng tố vi lượng có lợi cho sức khoẻ:
Chất flavonoid đóng vai trò như vitamin P có khả năng làm bền mạch máu và tăng tác dụng của vitamin C. Quercetin là một chất chống oxy hoá tế bào mạnh, có khả năng ngăn ngừa và kháng ung thư, các khối u ác tính.
Chất phytosterol trong cây Lược Vàng có tác dụng chống xơ cứng và kháng ung thư.
Hỗ trợ việc điều trị các bệnh về gan, phổi, thận, dạ dày, huyết áp, đau nhức xương khớp.
Chất Flavonoid còn có tác dụng làm giảm thương tổn gan, bảo vệ chức năng gan khỏi một số độc tố như CCl4, benzen, ethanol, CHCl3…Ngoài ra Flavonoid còn giúp làm tăng lượng glycogen trong gan điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chức năng giải độc gan, hỗ trợ trong việc điều trị viên gan, xơ gan, bảo vệ tế bào gan hiệu quả, kích thích mật, chống co thắt ở những tổ chức cơ nhẵn (túi mật, ống dẫn mật, phế quản….), chống viên loét dạ dày, tá tràng, thông mật, đau nhức xương khớp, viêm thận.
Trên hệ tim mạch, flavonoid có tác dụng làm tăng biên độ co bóp và tăng thể tích/ phút của tim, hồi phục tim khi bị ngô độc bởi CHCl3, quinin, methanol, ổn định nhịp tim.
Theo dân gian, cây lược vàng còn có các tác dụng khác như:
Bệnh răng lợi, viêm họng, phế quản, ho, rát cổ, long đờm.
Bệnh đại tràng, nhuận tràng, thông đại tiểu tiện, ăn ngủ tốt.
Vết thương, bỏng, cầm máu, tiền liệt tuyến, sỏi thận, mỡ máu, đường trong máu.
Bệnh gút, tai biến não.
Bệnh u, bướu, ung thư sau mổ.
Cảm hàn, tê liệt chân tay.
Bệnh nổi mẩn, ngứa.
Cây lược vàng, chế biến và công dụng
Cây lược vàng lên cao, mới nhìn giống cây thiết mộc lan. Đừng “nhầm” với cây thiết mộc lan mà gây tác hại trong điều trị. Tôi đang cấu tạo “mảnh vườn thứ ba”. Có thể hai tháng nữa mới có “cây giống”. Phương thức nêu ở mục “giao lưu cây giống”.
Về thu hái: Không kể mùa vụ, sáng, trưa, chiều, tối, đêm. Lá – vòi – ngọn (vòi nếu không trồng) thân cây, rễ cây đều dùng làm vị thuốc được. Không kể liều lượng. Tôi ăn hằng ngày, chủ yếu dùng lá.
Chế biến: Lá bóc kéo xuôi thân cây. Để trên cây 12 lá kể cả hai lá búp. Rửa nhẹ tay hai mặt lá (nên rửa lần hai có muối trắng). Lá dài hơn 30cm rửa xong cắt đôi. Trong bữa ăn nên ăn cùng rau gia vị. Chấm với nước mắm, nước cá kho, nước thịt rang…
Thân cây: cắt ngắn 3cm, bổ làm tư. Ngâm rượu. Vòi: lấy ngọn đem trồng, thân vòi rửa sạch, bổ dọc, thái ngắn như thân. Ngâm rượu sau một tháng (để khỏi quên nên dán tờ lịch ngày chế biến vào ngoài lọ). Lọc rượu để riêng, từ khi ngâm đến thành phẩm giữ kín “không để ánh sáng chiếu vào vỏ lọ – chai”. Thành phẩm: Rượu như nước luộc rau dền đỏ mới “chuẩn”. Chú ý nên ngâm rượu trắng.
Công dụng: Tôi đã điều trị (người nhà và bản thân). Răng lung lay, nhức. Trong mồm nở những nốt như nhiệt, đau rát khó chịu. Tiêu chảy nguyên nước. Ho viêm họng… Ăn bốn đến năm lá/lần. Tiêu chảy một lá/lần. Có người dùng hai lá/lần, khỏi không phải dùng thuốc Tây. Văn bản báo cáo về cây lược vàng do bà Ngô Thị Hường thuyết trình tại hội thảo ở Thanh Hoá. Đã điều trị thành công các loại bệnh: Đau thực quản, táo bón, bí đại tiểu tiện, sỏi thận, đục thuỷ tinh thể, vôi hoá khớp xương, đái tháo đường, thoái hoá cột sống, u mỡ cánh tay, gai cột sống, huyết áp thấp, viêm phế quản mạn tính, đau dạ dày, viêm đại tràng, viêm sơ tuyến vú, gan nhiễm mỡ, u nang buồng trứng, đau mắt, huyết áp cao, chóng mặt buồn nôn, bụng trướng, viêm xoang, ỉa chảy, chảy máu chân răng, răng lung lay, gút, u xơ tuyến tiền liệt, viêm mũi dị ứng.
Các bệnh nói trên đều có họ tên người điều trị thành công và địa chỉ cụ thể.
Về liều dùng: Lá ăn hằng ngày hai bữa chính, không kể liều lượng. Rượu ngâm vòi mỗi bữa uống trước bữa ăn 30 phút, 30ml/lần.
Giao lưu cây giống: Bạn đọc báo Người cao tuổi cần cây giống nếu đến với tôi không đúng kì thu hoạch thì lãng phí chuyến đi, nếu bạn đọc nhất trí gửi thư cho tôi hoặc điện từ 6 đến 7 giờ tối hằng ngày, nêu rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, đọc chậm, số cây cần mua. Giá, theo báo Đại đoàn kết (số 78): Một cây giá từ 50 đến 70 nghìn đồng. Vậy xăng, xe ăn uống đi về sẽ tính vào số tiền này.
Tôi chỉ bán 40 nghìn đồng/cây gửi qua đường bưu điện. Cước bưu chính người mua chịu. Người mua khi nhận được cây giống trả một lần cùng cước bằng “thư chuyển tiền”. Nhận được tiền, tôi điện để bạn đọc yên tâm. Bạn đọc nhận cây tại bưu điện gần nhất, thế là “an toàn giao thông”, nhớ cân lại tại điểm có đủ trọng lượng ghi trên gói, thiếu phải bóc ra có đủ số cây tôi gửi.
Chăm sóc bảo dưỡng: Đất màu phơi khô, đập nhỏ. Phân Bắc, phân gà “khô ải”. Nước giải pha loãng cùng nước vo gạo, tưới giữa chậu (nếu trồng 3 cây trong 1 lốp xe máy). Cắm một vè nhỏ cao 0,7cm giữa chậu để lược vàng lên cao có chỗ dựa, cây không bị gục.
Nguồn : Sưu tầm
TAMTHUC