Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Nguyên nhân gây bệnh này là hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Từ đó vi khuẩn dễ dàng tấn công vào khoang miệng, gây ra những vết lở loét ở lưỡi, nướu và các vị trí khác trong miệng. Ngoài ra do cơ thể bị thiếu hụt nước dẫn đến cơ nhiệt tăng cao, nóng trong người. Tuỳ theo cơ địa của mỗi người mà các vết lở loét xuất hiện nhiều hay ít, nhanh hay chậm, to hay nhỏ.
Thực tế có nhiều người thường ăn đồ xào, chiên, ăn bánh mì, ăn mì gói hàng ngày, ít uống nước mà không bị nhiệt miệng là do cơ địa “mát”, khả năng miễn dịch cao. Ngược lại, có người kiêng khem đủ thứ vẫn bị bệnh này. Nhiệt miệng là bệnh lành tính nhưng nó khiến bệnh nhân đau rát, khó chịu, ăn uống không ngon, giảm khả năng làm việc, học tập.
Nguyên tắc cần và đủ để phòng và điều trị nhiệt miệng là làm mát cơ thể mọi lúc mọi nơi. Cách chữa nhiệt miệng với bột sắn đơn giản mà vẫn hiệu quả. Ảnh minh họa Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả với bột sắn dây Cây sắn dây là một loài dây leo nhiệt đới, được trồng rất nhiều tại các vùng miền của nước ta. Hầu hết các bộ phận của cây sắn dây đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong Đông y.
Bột sắn dây (Đông y gọi là cát căn) được kết xuất từ củ, sau khi nghiền, lọc lấy tính bột, phơi khô. Bột sắn dây vị ngọt cay, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, bàng quang có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu mát cơ thể nhanh chóng và được dùng như một loại thuốc chữa cảm sốt, nhức đầu, khát nước, mụn nhọt. Đối với những người bị nhiệt miệng thì nên dùng 10 – 15 g/ngày, tùy theo thể trạng và tuổi của từng người, có thể giảm hoặc tăng thêm liều dùng, pha loảng với nước đun sôi để nguội, không cho đường là tốt nhất, với trẻ nhỏ cho uống chín tốt hơn uống sống.
Cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây giúp làm mát cơ thể, giải độc, giúp làm giảm các vết nhiệt miệng một cách hiệu quả, vừa đơn giản mà tiết kiệm. Cách phòng bệnh nhiệt mệng Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung sinh tố nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày.
Nhưng đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bên hầu kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết và phải làm kháng sinh đồ.
Trường hợp lở loét tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi có kèm theo các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, gầy (sút cân), biếng ăn, có những biến chứng tại chỗ như sưng thành một đám cứng không có giới hạn, chảy máu hay có những dấu hiệu của nhiễm trùng nặng như môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, sốt cao thì cần đi khám để xác định số lượng, vị trí, kích thước, mật độ màu sắc, bờ của tổn thương liên quan đến tổ chức ở dưới, tính chất xuất tiết của tổn thương, cần thiết sẽ sinh thiết làm xét nghiệm tế bào học để chẩn đoán.
Nguồn: Sưu tầm từ dân gian