1. Di động “của mọi người”
Nếu ai cũng cầm vào di động của bạn, điện thoại của bạn chắc chắn sẽ biến thành nơi phát tán vi khuẩn.
Giải pháp: Mỗi tuần dùng khăn thấm cồn lau di động 1 lần. Sau khi nghe điện thoại nên rửa tay.
2. Dùng cổ làm tay
Nghiêng cổ nghe điện thoại trong thời gian dài dễ dẫn tới thiếu máu, trúng gió, không có lợi cho sức khoẻ đốt sống cổ.
Giải pháp: Nên dùng tay khi nghe điện thoại, chỉ làm việc khác sau khi đã nghe xong.
3. Đeo trước ngực hoặc ở hông
Khoảng cách giữa di động và cơ thể quyết định mức độ bức xạ bị hấp thụ vào cơ thể. Đặc biệt những người có bệnh tim, nhịp tim không bình thường không nên đeo di động trước ngực.
Giải pháp: Để di động trong một túi nhỏ có thể dễ dàng mang theo người, cố gắng để túi chứa di động ở ngăn ngoài túi sách để không ảnh hưởng đến tín hiệu sóng điện thoại.
4. Gắn chặt điện thoại vào tai khi nghe không rõ
Khi nghe không rõ tiếng của đối phương, nhiều người có thói quen để di động sát chặc vào tai. Thực ra, khi sóng điện thoại bị yếu, máy di động sẽ tự động nâng cao công suất phát sóng điện từ. Lúc này nếu để di động quá gần tai, đầu sẽ phải chịu lượng bức xạ gấp đôi thông thường.
Giải pháp: Cách tốt hơn là dùng tai nghe Bluetooth, hoặc đợi đến khi sóng điện thoại bình thường gọi lại.
5. Đứng ở đường hầm hoặc góc tường nói chuyện điện thoại
Ở những nơi góc cạnh của các công trình kiến trúc, sóng tín hiệu thường rất kém. Công suất bức xạ của di động sẽ theo đó tăng lên.
Giải pháp: Nên ra khỏi đường hầm, góc tường, thang máy để gọi điện.
6. Quay số điện thoại xong, liền để sát tai
Khi máy di động đang quay số gọi, và chưa kết nối với người nghe, bức xạ sẽ tăng lên rõ rệt.
Giải pháp: Mỗi loại điện thoại đều có cách hiển thị cho biết đối phương đã nhận máy hay chưa. Chỉ nên để di động sát tai sau khi nhìn thấy thông báo đã kết nối.
7. “Nấu cháo” bằng 1 tai
Nấu cháo điện thoại, chỉ nghe bằng 1 bên tai trong thời gian dài sẽ khiến não bộ bị các tia bức xạ gây ảnh hưởng xấu.
Giải pháp: Khi nấu cháo điện thoại, tốt nhất nên dùng điện thoại cố định, hoặc đeo tai nghe, hoặc ít nhất cứ vài phút đổi bên tai nghe một lần.
8. Vừa sạc pin vừa nghe điện thoại.
Nếu nghe hoặc gọi điện thoại khi đang sạc pin, điện áp cao hơn nhiều lần so với thông thường sẽ gây tổn hại cho các linh phụ kiện nhỏ bên trong di động. Không chỉ vậy, bức xạ khi sạc pin cũng cao gấp 10 lần thông thường.
Giải pháp: Nên tắt máy khi sạc pin.
TAMTHUC