Tên tôi là Nguyễn Thị Anh Trang. Tôi có cậu con trai thứ hai được 6 tháng tuổi. Vấn đề tôi muốn tham khảo ý kiến của chuyên gia là về vía lành và vía dữ.
Tôi sinh cô con gái đầu cách đây 4 năm. Trộm vía, tôi nuôi cháu khá nhàn. Cháu ngoan trong cả nết ăn và nết ngủ. Với các bà mẹ thì đó là điều tuyệt với nhất. Vì hai vợ chồng tôi đã có nhà riêng nên bà nội, bà ngoại chỉ ở lại chăm tôi hết tháng ở cữ rồi về. Tôi cũng đưa cháu đi ra ngoài chơi nhiều ngay từ khi cháu mới 2 tháng tuổi.
Cậu con trai thứ hai này thì tôi lại không thể cho cháu ra ngoài chơi thoải mái như chị gái của cháu. Mỗi khi tôi đưa cháu ra ngoài chơi về thì cháu đều khóc đêm. Ban đầu tôi chỉ nghĩ rằng do thể trạng của cháu yếu, đi chơi khiến cháu mệt nên quấy khóc. Nhưng đến khi cháu 4-5 tháng mà mỗi lần ra ngoài về cháu vẫn khóc khiến tôi rất lo lắng.
Mẹ tôi nói là do con tôi nhạy cảm, gặp phải người “nặng vía” là đêm về bé sẽ khóc. Tôi cho con ra ngoài chơi thì nên cầm theo củ tỏi hoặc con dao. Tôi không tin lắm về chuyện này vì tôi vẫn cho con gái đầu ra ngoài chơi ngay khi cháu mới 2 tháng tuổi mà cháu không hề quấy khóc.
Thế nhưng mới tuần trước, một người mới chuyển đến gần nhà tôi qua chào hỏi. Hôm đó tôi không hề cho bé ra ngoài chơi mà bé vẫn khóc quấy ban đêm. Bí quá, tôi đành làm theo mẹo mẹ tôi chỉ là chẻ chiếc đũa ăn làm 7 và đốt hơ quanh phòng. Kỳ lạ là sau khi đốt đũa xong thì cháu không khóc nữa.
Thưa chuyên gia và các bạn đọc, thực sự là có người “vía lành”, “vía dữ”? Nếu thế thì làm sao để biết ai “nặng vía” mà tránh cho trẻ con, đối tượng rất nhảy cảm?
Bạn Trang thân mến!
Tâm sự và thắc mắc của bạn về “vía” làm tôi nhớ tới tuổi thơ của mình. Hồi ấy cách nhà tôi một con dốc nhỏ có em gái hàng xóm bị ngã xuống giếng, may được vớt kịp nhưng bất tỉnh. Mọi người bảo hồn vía vẫn ở dưới giếng không chịu về. Nhà đó phải nhờ một bác có kinh nghiệm, bác ấy ra miệng giếng hú tên em ấy nhiều lần và quả thật em tỉnh lại. Hồi ấy ở quê nhận thức rằng con người có hồn có vía là tất lẽ di ngẫu, rất tự nhiên chứ không bàn đúng hay sai, mê tín hay khoa học như sau này.
Quay trở lại với thắc mắc của bạn về chuyện “vía lành – vía dữ”. Là người nghiên cứu về cân bằng thân tâm tôi cũng có tìm hiểu vấn đề này. Thực ra có nhiều cách gọi về tần số rung động của năng lượng tri giác này.
Khi mẹ an tâm lập tức rung chấn an tâm sẽ truyền cho con và con cũng hết sợ hết khóc
Vía là cách nói dân giã xuất phát từ hiểu biết về một trong các thể cấu thành nên con người chúng ta. Thể vía thuộc thân trung ấm trong cơ thể con người, là một trong ba thể gồm thể xác, thể vía (phách), thể trí chẳng hạn. Còn nhiều cách phân loại khác ta không đi sâu, ở đây tôi muốn chia sẻ với bạn vài ý để tham khảo và có cái nhìn khách quan:
Vấn đề thứ nhất thế nào là người “vía lành” và người “vía dữ”. Tôi có tham vấn nhiều bậc kinh nghiệm và được lý giải:
– Người “vía dữ” là người có vía quá nhẹ hoặc quá nặng. Biểu hiện của người vía nhẹ thường là những người rất cả tin, sống tự do nhưng hời hợt vô trách nhiệm, hay làm điều dại dột. Chính vì thế người này dễ mắc sai lầm và thất bại. Ngược lại nặng vía thường ứng vào những người rất gia trưởng, đạo đức khắt khe quá đáng. Có những trường hợp nặng vía do quá ham muốn quyền lực danh vọng. Ngoài ra những người có lối sống quá phàm tục, nói theo cách dân gian là bị “con ma” ăn uống, nhục dục điều khiển cũng bị nặng vía. Căn nguyên là bản thân không chủ trị được thân- tâm – trí nên vía rất động và nặng.
– Người “vía lành” thường là những người sống nhẹ nhàng phúc đức, hiền hậu. Đó cũng có thể là người nghiêm khắc, rắn rỏi, quyết đoán, sự mạnh mẽ ấy xuất phát từ tâm từ bi và thông hiểu. Hoặc cũng là một ai đó quanh bạn ngô nghê nhưng trong sáng, kiểu người này rất dễ nhầm lẫn với người nhẹ vía nhưng khác nhau ở chỗ rung chấn phật tính tỏa ra từ tâm rất lành và trẻ con mới sinh rất thích được người này bế. Người lành vía là người tiến gần hơn đến sự hòa hợp với chân ngã. Kinh nghiệm thiền định cho tôi biết đây là những người trí của họ khá định và tâm họ khát tĩnh. Vía của họ không “chạy linh tinh”, không dọa, chọc, trêu các em bé như người khác.
Tuy nhiên đây chỉ là phân loại cho dễ hiểu, còn trong cuộc sống không phải ai cũng thiên hẳn về một cực.
Vấn đề thứ hai là sự tác động qua lại của vía em bé và vía người khác. Trong cuộc sống, trẻ em là bậc thầy để đánh giá cảm nhận ngay được người đang đến với mình mang theo các rung chấn nặng, nhẹ hay cân bằng, tốt, xấu hay hài hòa. Câu hỏi của bạn là làm thế nào để tránh cho trẻ em gặp người “nặng vía”, có thể chia sẻ với bạn thế này:
– Trường hợp em bé rất khó tránh người “nặng vía”: Đó là trường hợp cháu bé được sinh ra trong một gia đình có cha mẹ, họ hàng có tính phân biệt kỳ thị người khác một cách mạnh mẽ. Khi gặp người nào đó làm cho con cháu mình khóc, lập tức quy kết vía dữ, tự cảm thấy lo lắng, kỳ thị, khinh bỉ và có khi tấn công bằng những ác ý những người vía nặng.
Như vậy chưa biết có căn nguyên bên ngoài không nhưng chính người nhà đã “nặng vía” lắm rồi. Các sóng ý thức do năng lượng phân biệt kỳ thị toát ra từ người thân cháu bé làm cháu đã khóc lại càng hay khóc. Cháu bé rất bất an cho đến một ngày cháu cũng có các rung chấn như người nhà.
– Trường hợp em bé dễ tránh hoặc dễ hóa giải khi gặp người “nặng vía”: Đó là trường hợp của đa số chúng ta, tuy cũng có lúc hay lúc dở, lúc cân bằng lúc sai lầm nhưng không thái quá nhờ đó đôi lúc phát huy được tác dụng của các loại mẹo luật.
Ví dụ trường hợp của chị vì tin vào tác dụng của tỏi, tin vào việc chẻ đũa rồi đốt hơ trong phòng. Tuy là niềm tin ngây thơ nhưng có thiện tính ở đó nên hiệu quả. Khi hành động như vậy chị tin vào một điều gì đó và dựa vào nó để an tâm. Khi mẹ đã an tâm lập tức rung chấn an tâm sẽ truyền cho con, con cũng TĨNH hết sợ hết khóc. Đây là phương pháp chữa cháy, nguồn gốc gây “cháy” vấn còn.
Trong cuộc sống vẫn luôn có những khác biệt. Có những người làm cha làm mẹ không tránh né, không đổ lỗi cho người nặng vía làm con họ khóc. Đó là có những gia đình tự thân họ rất hài hòa. Họ nhận thức rằng tất cả đều do nhân quả và nếu con mình gặp vấn đề thì “lỗi” đầu tiên là ở chính nhân quả của cháu bé. Lúc này cả nhà đều bình tĩnh nghĩ cách giải quyết chứ không quy lỗi và kỳ thị người ngoài.
Cha mẹ ấy cũng hiểu rằng các trải nghiệm xảy ra với con đều có ích. Chính sự thông hiểu và bao dung tự nhiên ấy tác động vào con và con cũng hình thành phẩm chất tối ưu ấy ngay từ khi chưa biết nói. Khi gặp người “nặng vía”, “dữ vía” đứa con có khả năng tự “đối thoại” và chuyển hóa thành công. Ngược lại chính người nặng vía cũng nhận được các năng lượng rất sạch từ cha mẹ và gia đình em bé mà thanh tẩy bản ngã, người nặng vía tĩnh tâm hơn và thay đổi.
Có trường hợp nhờ thiền định người mẹ hiểu rằng chính con mình “vía nặng” gặp người “vía lành” đến “dạy” thì sợ và khóc. Khóc là do bản ngã bên trong cháu sợ chứ không phải con người thật của cháu bé, nghĩa là tuy khóc nhưng là tốt.
Theo kiến thức nhà Phật thì khi công tâm, tự khắc các kiến thức để hóa giải nỗi lo âu xuất hiện. Không còn lo âu thì một ngày đẹp trời, ta không còn phải mang theo mấy củ tỏi đi chơi cùng con nữa.
Nguồn: http://tamsugiadinh.vn/than-tam/tre-con-co-thuc-su-nhay-cam-voi-nhung-nguoi-nang-via-tsgd525
P/s: Chúng tôi thì khuyên bạn nếu có cảm giác có người nặng ví vào chơi khiến cho bé có xu hướng đẹn cháu làm cháu khó thở, tím tái. Hoặc nửa đêm thấy bé khóc gắt và cũng tím tái thì bạn lấy cái quần bẩn, rồi lấy cái đũa, con gái chẻ làm 9 phần, con trai làm 7 phần rồi kẹp cái dẻ bẩn vào và đốt chỉ cần khói, không cần lửa. Vừa đốt vừa khua quanh phòng vừa nói “Đối vía đốt vang, vía lành thì ở, vía dữ thì đi…” nhưng chú ý chỉ cua vài vòng thôi không khói quá sẽ ảnh hưởng tới cháu và chú ý cẩn thận hỏa hoạn nhé.
Ngoài ra www.tamthuc.com còn khuyên bạn nên để con dao sắt ở đầu giường và một nhánh tỏi ta ở đó nhé, lấy một cái kim băng gim vào màn phía đầu giường nữa. Một cách nữa là nếu thấy trẻ khóc nhiều bạn hãy thắp một nén nhang lên ban thờ ông bà, cầu khấn tổ tiên ông bà giúp cháu, rất hiệu quả đó.