Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương
tu-tu-xong-co-het-toi-hay-khong Tự tử xong có hết tội hay không?
Monday, 02/03/2015 09:00 am
Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Nhiều người đã tự tìm đến cái chết khi cuộc sống bế tắc, khi họ cảm giác không còn lối thoát, họ muốn rũ bỏ tất cả để đỡ phải buồn phiền. Vậy chết xong có hết tội hay không?

Người tự tử là người chán sống!!

Tại sao họ chán sống?

Vì họ cảm thấy:

Cuộc đời đã đem lại cho họ quá nhiều bất công, nhiều sự khổ đau, nhiều điều không vừa ý.
Họ cũng cảm nhận được những sự khó khăn không ngừng đến với họ, cảnh huống như luôn luôn rình rập để trút lên người của họ.
Họ ôm một nỗi sầu chất ngất, muốn tỏ bày, muốn biện bạch, muốn gào thét lớn ra để mọi người cùng nghe, cùng hiểu, cùng cảm thông với họ.
Họ sống trong sự buồn phiền, sự tức tối, có miệng mà không thốt được thành lời để giải tỏa những ẩn ức tận đáy lòng mình.
Họ cần phải làm một cái gì đó, cần phải biểu lộ bằng hành động để gây sự chú ý của mọi người chung quanh.

Làm một cái gì đó, hành động như thế nào đó để gây tạo sự chú ý, điều đó đã dẫn dắt họ tiến đến quyết định TỰ TỬ.

Câu hỏi được đặt ra:

Tại sao người này, trong hiện kiếp, đã gánh chịu quá nhiều đau khổ?

Những điều không may liên tục xảy tới trong cuộc đời của một người, đã nói lên một cách rõ ràng rằng người này đang bị dính líu đến một nghiệp lực hay cũng có thể là một chuổi nghiệp lực từ trong quá khứ. Họ đã từng tạo tác quá nhiều, từng gây đau khổ, từng đem lại bao nỗi thương tâm cho kẻ khác, và cũng từng khiến cho Người kêu gào, than khóc.

Ngày giờ này, chỉ là sự TRẢ VAY, VAY TRẢ; mình làm cho người đau, thì người làm cho mình đau lại.

Nghiệp lực công bằng cho cả hai phía:

ĐỐI Xấu thì được ĐÃI Xấu
ĐỐI Tốt thì được ĐÃI Tốt

Tại sao người này lại có ý định tự tử?

Một người có ý định tự tử là một người trong quá khứ, đã tạo nên những điều oan ức cho kẻ khác, đã làm cho người khác khổ đau, đã làm cho người khác rơi lệ, đã làm cho người khác uất ức mà không biện bạch được. Chính ở cái việc không thể biện bạch được, mới khiến cho người đó phải tỏ ra một hành động gì để gây sự chú ý của kẻ khác. Qua sự chú ý, người ta sẽ hiểu được tâm tình của người tự tử. Vì vậy mà từ ý định tự tử, cho đến việc tự tử, không bao xa đâu!

Nếu trong khoảng thời gian đó, có một sự việc gì khơi dậy sự buồn phiền, sự tức tối, nỗi oan ức của người có ý định tự tử, thì việc tự tử sẽ xảy ra.

Cho nên Nhân đã gieo trong quá khứ là một Nhân không lành, đem đến sự đau khổ cho kẻ khác. Ngày giờ này nhận lấy Quả không lành, bao nhiêu điều không tốt đẹp đến với mình. Tuy nhiên, điều đáng nói hơn cả là, không phải chỉ đơn thuần điều không tốt đẹp đến với mình, mà nó còn kèm theo một nỗi oan tình nào đó mà mình không sao biện bạch được.

Nhân mình đã gieo ra trong quá khứ như thế nào thì Quả mình nhận được cho ngày hôm nay cũng y như vậy, không sai trái!

Dù rằng thân thể của mình, quyền sống của mình, nhưng việc tự tử vẫn là một hành động vừa SAI LẦM, vừa mang nhiều TỘI LỖI.

Đối với gia đình:

Nếu người tự tử là một người con, còn lại cha mẹ già:Hành động tự tử của người này là một sự hủy hoại công trình của Cha và Mẹ. Ngay vừa khi đứa bé mở mắt chào đời, cha mẹ đã đặt biết bao nhiêu kỳ vọng vào đứa con của mình: nào là con tôi sẽ học giỏi, nào là con tôi sẽ tạo được một sự nghiệp vẻ vang, nào là con tôi sẽ là người hữu dụng, nào là con tôi sẽ làm cho dòng họ tôi lớn mạnh với đàn con ngoan giỏi của nó, nào là con tôi sẽ làm cho tôi hãnh diện với bà con xóm giềng v.v… vô số niềm hy vọng được đặt vào đứa bé mới chào đời đó.Tuy nhiên, có một điều mà Cha Mẹ đã không ngờ tới được là đứa con này đã mạnh dạn phủi đi Ơn Sanh Thành, Ơn Dưỡng Dục, và nó cũng không ngần ngại xóa đi cái bổn phận phải chăm sóc, dưỡng nuôi Cha Mẹ già, chân run, tay yếu.Đứa con hủy hoại thân thể của mình là từ chối trả món nợ Sanh Thành của bậc làm Cha Mẹ.

Món nợ HIẾU đó, nó còn nặng hơn núi TU DI, món nợ ÂN TÌNH, trả cho đến kiếp nào mới xong đây?
Nếu người tự tử là Cha hay Mẹ, còn để lại con cái:Những khổ đau đã đưa đến quyết định tự tử của bậc làm Cha Mẹ, ít nhiều gì cũng có dính líu đến thái độ, đến cách cư xử của con cái đối với Cha hay Mẹ tự tử.Không nhận được một sự thương yêu, trìu mến của con cái, không nhận được một sự chăm sóc, lo lắng của con cái đối với mình, không tìm được một niềm an ủi nơi con cái mỗi khi cuộc đời bị bao phủ đầy sóng gió; điều đó nói lên rất rõ ràng là, sợi dây oan trái đã buộc ràng giữa cha hay mẹ và con cái, mà chắc chắn rằng người phải trả nợ chính là Cha hay Mẹ. Cha hay Mẹ vì không kham nổi cuộc đời, tự tử ra đi. Việc tự tử là một hành động TRỐN NỢ.

Món nợ Nhân Quả giữa hai thần thức: con cái và Cha hay Mẹ tự tử sẽ làm cho nghiệp lực giữa đôi bên càng nặng nề hơn ở kiếp vị lai, vì đã không trang trải được ở kiếp này.

Mối tương quan giữa Cha hay là Mẹ cùng với Con cái được hành xử trên phương diện “SỰ SỐNG.”

Trên phương diện “TÂM LINH”, đó là hai Thần Thức hoàn toàn bình đẳng nhau. Do đó, đã là Nghiệp thì phải thanh toán sòng phẳng giữa hai Thần Thức.

Đối với gia đình, đối với người Phối Ngẫu còn ở lại, đối với anh chị em, đối với bà con dòng họ… gặp nhau chung một mái nhà, chung dòng, chung họ, không có nghĩa là không có dây tơ rễ má, không có nghiệp lực buộc ràng.

Nghiệp trả chưa xong đã vội tìm đường lẫn trốn; tưởng đâu rằng phủi tay để nhẹ nhàng cất bước, nhưng thực sự thì thần thức này đã kéo một cỗ xe ngập đầy tảng đá lớn, vì đã mang theo mình quá nhiều nghiệp lực.
Đối với xã hội, Quốc Gia:

Sự giao tế trong cuộc sống đưa đến nhiều trách nhiệm, nhiều bổn phận đối với xã hội, đối với Quốc Gia.

Những đau khổ dồn dập kéo tới, bao nhiêu điều thị phi tủa đến như mạng nhện, tạo nên những chuỗi Nghiệp Lực phải đối phó, những bài học phải trải qua để nghiền ngẫm lại những hành động, những cử chỉ, những lời nói mà mình đã gây tạo nên cho kẻ khác trong quá khứ.

Người tự tử không khác một tù nhân tìm cách vượt ngục, tháo chạy thật xa để không còn nhìn thấy cái ngục giam giữ mình nữa. Dù cho tù nhân này có trốn ở một nơi rất an toàn, bản án tù của họ vẫn không bị xóa, ngoài ra còn phải cộng thêm cái bản án vượt ngục nữa.

Người tự tử không thể nói rằng: mạng sống này của tôi, tôi muốn làm gì thì làm. Tôi vui thì tôi sống, tôi cầu xin để được sống dai hơn, sống lâu hơn. Nhưng khi tôi buồn, tôi không vừa ý thì tôi hủy hoại nó, hủy hoại cái thân xác của tôi.

Tự tử là một hành động đưa đến một TỘI rất … rất … LỚN. Mặc dù không ai xử tội mình, nhưng đương nhiên mình bị bao bọc bởi một ĐỊA NGỤC rất lớn, và ĐỊA NGỤC đó được tạo nên bởi những Nghiệp Lực của mình, những Nghiệp Lực mà mình từ chối để thanh toán nó.

Một người tự tử tưởng rằng mình được AN ỔN ở bên kia thế giới, nhưng thật sự ra, khi vừa bước qua khỏi lằn ranh SỐNG và CHẾT, thì người này lại sa vào một ĐỊA NGỤC tối tăm, nó còn đau khổ, không biết sao diễn tả, hơn hẳn lúc người đó còn tại thế.

Cho nên, tự tử là một hành động TRỐN NỢ! có trốn được không? Có chạy khỏi được không? Nợ không trả được bây giờ thì cũng phải trả về sau; mà trả về sau thì lại càng khổ sầu hơn vì VỐN LỜI CHỒNG CHẤT.

Xin thành tâm khuyên tất cả chúng sanh, dù cho phong ba bão tố, dù cho bao nhiêu biến cố, bao nhiêu tai ương, bao nhiêu cảnh huống đến với mình trong cuộc đời, hảy luôn luôn nghĩ rằng: đây là kết quả của việc tôi đã làm trong quá khứ.

Tôi làm thì tôi phải chịu, chớ không phải tôi làm rồi tôi chạy trốn!

Càng trốn chạy, nghiệp càng gia tăng.

Hơn thế nữa, mọi việc sẽ xảy ra ở kiếp vị lai, mà đôi khi ở kiếp tới đó, tôi lại không được thảnh thơi với một kiếp NGƯỜI, mà lại phải nghìn muôn sầu khổ đọa chốn Tam Đồ. Như vậy, chả ích lợi gì cho một cuộc trốn chạy. Chỉ cần bỏ ra một ít thì giờ, quyết tâm tu tập một cách chân chính, thì có thể Hóa Giải được Nghiệp Lực, Chuyển Đổi được các cảnh huống, từ nặng nề trở nên càng lúc càng nhẹ nhàng hơn.

Nguồn: Sưu tầm

TAMTHUC