Đạo Phật khẳng định rằng như một hiện tượng vô thường, nghiệp có thể thay đổi. Nghiệp là quan điểm thuộc tâm thức của bạn đặt tiềm năng của mình vào trong một chiều hướng nào đó, tạo nên một chuổi phản ứng, và bạn có thể phá vở chuổi phản ứng đó trước khi kết quả chín muồi.
Là con người, bạn nên luôn luôn ghi nhớ sức mạnh của mình ra sao và đừng làm mất giá trị của chính mình, đồng thời đừng nghỉ rằng “tôi không là gì cả; tôi không thể thực hiện bất cứ điều gì”. Điều đó thật lố bịch. Bạn thực sự có giá trị, thông minh tuyệt vời và được thiên phú với năng lực mạnh mẽ. Tất nhiên, bạn có thể sử dụng tiềm năng hùng mạnh của mình theo cách tích cực hoặc tiêu cực. Do vậy, nhân loại cũng có thể trở nên nguy hiểm. Tại sao thế giới ngày nay trở nên nguy hiểm? Điều này xuất hiện bởi vì tâm con người đã tạo ra vũ khí, chiến tranh và các vấn đề môi trường.
Chúng ta thường nghe nhiều người than vãn “cuộc đời quá khổ đau; có quá nhiều chiến tranh xung đột”. Thay vì lo lắng về chiến tranh, những gì trước hết bạn cần lo lắng là hợp nhất chính mình, khiến mình trở nên thanh tịnh. Sau đó, sự chấn động thanh tịnh của bạn sẽ tự nhiên góp phần cho hòa bình thế giới và mang lại lợi ích cho người khác. Ngoài ra, nếu mơ hồ và thiếu hiểu biết mà bạn chi nói theo cảm tính rằng “thế giới khổ đau này quá nhiều đối với tôi bây giờ”, thì điều đó trở nên vô ích. Nó chỉ là sự xúc động, không phải từ bi, không có trí tuệ và không có phương pháp.
Các vấn đề chắc chắn có thể được giải quyết, nhưng có những vấn đề khác, ngay bây giờ, vượt ngoài giải pháp. Ví dụ, đạo Phật luôn luôn nói về nghiệp, nhưng nghiệp mà chúng ta đang bàn luận không phải là điều gì đó cố định. Nghiệp có nghĩa là nguyên nhân và kết quả. Khi nguyên nhân đã hình thành trong tâm mình, ở đó, ngay bây giờ—giống như nguyên nhân của điên loạn—nếu áp dụng phương pháp đúng, thì chúng ta có thể thoát khỏi nó trước khi nó chín muồi. Nhưng một khi nguyên nhân ấy đã mang lại kết quả và chúng ta trở thành điên loạn, thì đã quá muộn. Vấn đề đó hầu như đã vượt ra ngoài giải pháp. Vì vậy, thời điểm để thực tập một giải pháp là trước khi kết quả của nghiệp đã chín muồi. Một khi vấn đề đã xuất hiện, thì khó giải quyết hơn.
Cả triết lý Ấn Độ giáo và Phật giáo đều sử dụng từ “nghiệp” theo tiếng Phạn, nhưng về mặt ý nghĩa thì có khác biệt. Ấn Độ giáo tin tưởng rằng nghiệp không thay đổi, là tiền định…một điều gì đó giống như thế. Đạo Phật khẳng định rằng như một hiện tượng vô thường, nghiệp có thể thay đổi. Nghiệp là quan điểm thuộc tâm thức của bạn đặt tiềm năng của mình vào trong một chiều hướng nào đó, tạo nên một chuổi phản ứng, và bạn có thể phá vở chuổi phản ứng đó trước khi kết quả chín muồi.
Cũng vậy, nghiệp là tiềm năng thuộc thân, miệng và ý của bạn. Đừng nghỉ rằng nó là một điều gì khác. Tại sao chúng ta gọi nó là nghiệp? Bởi vì tiềm năng của nguyên nhân có mối liên kết với tiềm năng khác và tạo ra một phản ứng trong tiềm năng khác. Đó là tất cả. Nó có hệ thống khoa học; tôi không đang nói về một số điều thuộc tôn giáo. Chính các nhà khoa học đã khám phá ra rằng tiềm năng của bốn yếu tố—đất, nước, gió, lửa—không xuất hiện mà không có nguyên nhân; tiềm năng này liên kết với tiềm năng khác và tạo ra một tiềm năng thứ ba, và vì thế, nó hoạt động liên tục. Nếu không biết điều đó, thì bạn vui lòng ghé thăm phòng thí nghiệm khoa học! Tôi đang nói đùa—tôi đã từng vào phòng thí nghiệm khoa học của đời mình! Dù sao, đó là sự thực—bạn hãy quan sát kỉ. Có lẽ tôi đang nói đùa và tôi không chắc chắn.
Mọi thứ bạn thấy, nghe, ngưởi, nếm hoặc xúc chạm đều tạo nên một phản ứng tiêu cực hoặc tích cực. Đây là nghiệp. Đó là điều tại sao tôi nói đạo Phật có hệ thống khoa học: bạn có thể kinh qua điều này với chính mình hôm nay, ngay bây giờ. Đó là sự thực; nó quá đơn giản. Đó là tại sao chúng ta nói rằng thiền phát huy nhận thức hiểu biết cao hơn; và khi phát triển nó, bạn có thể thấy cách mà trong mỗi giây phút mình thực hiện đều tạo nên một phản ứng khác nhau.
Ví dụ tạp chí Time[1]. Những người xuất bản đều là những nhà tâm lý chuyên nghiệp; trong một số cấp độ, họ hiểu được nghiệp. Họ đưa một điều gì đó đặc biệt lên trang bìa mà họ biết sẽ thu hút sự chú ý của đọc giả—thông thường là hình ảnh một người đàn ông hoặc phụ nữ. Những đọc giả thấy trang bìa liền phản ứng và mua tạp chí khiến tờ Time thu được tiền, đó là tất cả! Thực chất, đó là nghiệp.
Tương tự như những tờ quảng cáo ở phương Tây. Tôi nghỉ chúng rất kỳ quái. Nếu nghiên cứu kỉ tại sao họ thực hiện những gì họ nêu ra, thì bạn có cách nhìn sơ bọ về tâm lý học Phật giáo. Chính tôi cũng học hỏi từ điều đó; nó giúp tôi hiểu được cách mà tâm của người phương Tây hoạt động. Nó thực sự rất lạ thường, cách mà tâm của nhân loại đang suy nghỉ: “nếu chúng ta làm điều này, mọi người sẽ phản ứng lại như vậy…” những người làm quảng cáo biết rõ; đó cũng là nghiệp.
Khi đi dạo trên đường phố ở London, bạn nghe, thấy và ngưởi các thứ, nhưng hầu như bạn không chú ý đến tất cả; bất cứ điều gì bạn nhận lãnh đều tự nhiên phản ảnh lại trong tâm mình, nhưng bạn hoàn toàn không hay biết về nó. Nếu thực tập thiền, chúng ta dần dần trở nên hiểu biết hơn; nếu không thực tập thiền, thì tâm không hiểu biết của chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn và thay vì phát triển, tâm chúng ta suy thoái và chúng ta ngày càng trở thành vô ý thức. Bạn có thể thấy cách điều đó xuất hiện, phải vậy không?
Nếu hiểu được tâm lý đích thực của nhân loại và bản chất tâm của con người, thì bạn sẽ hợp nhất tâm và cuộc sống của mình; chúng sẽ cùng nhau hoạt động một cách hài hòa. Nếu tâm và cuộc sống của bạn bị tách rời, thì nó không có phương hướng và bạn trở nên bất hạnh và thất bại, ngay cả khi biết chính xác nơi mà mình tồn tại trong thế giới này.
TAMTHUC