Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương
tac-hai-cua-khau-nghiep-va-cach-thuc-nhan-nhuc-trong-cuoc-song Tác hại của khẩu nghiệp và cách thức nhẫn nhục trong cuộc sống
Friday, 09/10/2015 10:00 am
Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Đối với tự thân, ông bà mình nhắc: “Muốn nói gì phải uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Đó là lời dặn, ngỏ ý sâu xa là phải suy nghĩ kỹ trước khi nói, đừng có bạ đâu nói đó, nói không cần suy nghĩ, và đừng nghĩ lời nói gió bay, muốn nói gì thì nói. Lời nói thiếu suy nghĩ có thể làm cho một người tức tưởi, khổ đau, thậm chí chết ngay tức khắc nếu người ấy còn chấp vào những nhận định đúng sai, và đặc biệt là khi nó được thốt ra từ một người thân-thương, quan trọng.

Trong cuộc sống của mỗi con người, hàng ngày trong tất cả những cử chỉ đi đứng nằm ngồi chúng ta thường hay gây ra tất cả các nghiệp bất thiện, ví dụ như khi đi đứng ta lỡ đạp phải các loại vi trùng nhỏ nhắn đã có tội rồi huống gì là những ngày vào dịp tết này thì chúng ta càng gây tội nghiệp nặng hơn nữa, nào là sát hại sinh vật để phục vụ cho nhu cầu ăn uống sinh hoạt của mình,nào là ăn chơi xa đọa như hút chích,vào những dịp tết như thế này con người ta dễ phóng khoáng rồi kết thêm nghiệp dữ tạo ra các nghiệp không lành mạnh..nói đến khẩu nghiệp cái miệng này rất tai hại, ăn uống thì cầu kỳ muốn nuốt vào những món ngon vật lạ cho khoái khẩu, vừa hao tốn tiền của, vừa đem bệnh vào thân, vì động thực vật bây giờ sản xuất chạy theo lợi nhuận nên sử dụng hóa chất rất nhiều, nếu không biết kiêng cữ thì bệnh nan y sẽ dễ mang vào thân và làm khổ mình,khổ cả gia đình phải lo chạy chữa thuốc men là chuyện đương nhiên. Cái miệng cũng có nhiều cái lợi: dùng để ăn uống, nuôi dưỡng cơ thể, dùng để nói năng giao tiếp trong hằng ngày, tạo mối thâm tình, giao hảo hài hòa, thông hiểu lẫn nhau, dùng để thuyết giảng, tụng niệm, dạy học, truyền kiến thức và những điều lợi ích đến được nhiều người.

KHẨU NGHIỆP

Lược sơ qua những điều lợi hại, thì chúng ta đã thầy cái miệng, lưỡi của người thế gian điều hại sẽ nhiều hơn điều lợi rồi. Tạo hóa sinh ra con người có hai lổ tai, nhưng chỉ có một cái miệng, cho nên phải nghe nhiều hơn nói, mới đúng với tự nhiên, được thân người là khó, có đầy đủ lục căn và miệng lưỡi trọn vẹn là phước đức lắm rồi nên chúng ta hãy nhân vốn phước báu này mà gieo trồng thêm phước đức ra nữa, thì mới là người khôn, bởi vậy phải lo Tu cái miệng là điều cần thiết nhất và xem như tu hơn nửa đời người rồi.

Phật cũng có dạy: “Làm thinh như Chánh Pháp, nói năng như Chánh Pháp” chính vì vậy nên con hiểu được rằng: Một lời nói ra phải giúp cho nhiều người thông hiểu, an lạc, lợi ích thì chúng ta không tiếc lời và phước đức cũng rất vô biên, nhưng rất phải cẩn thận trong từng lời nói ra khi phải nói ra những lời khiến người khác phải khổ đau, thiệt hại, thì chúng ta sẽ phải gặt hái những điều tương ứng. Tạo Phước đức cả một đời, nhưng chỉ cần một lời ác ý với người khác là tiêu tan trong giây phút. “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nhất là chúng ta muốn tu hành được tinh tấn và thành tựu thì phải tránh những chuyện thị phi, vì thị phi mất rất nhiều thời gian một cách vô ích, mà lại gây tạo rất nhiều nghiệp khẩu, oan trái. Cũng giống như ông bà ta có câu: “bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra” là vậy. Chính vì thế không phải tự nhiên mà ông bà mình lại căn dặn rất kỹ càng chuyện học nói với chính mình và con cháu, những thế hệ sau mình, mà bởi tổ tiên huyết thống lẫn tổ tiên tâm linh đều thấy rất rõ lời nói có thể gây đổ vỡ, làm hại bản thân mình, tạo nghiệp khẩu một cách kinh khủng…

Đối với tự thân, ông bà mình nhắc: “Muốn nói gì phải uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Đó là lời dặn, ngỏ ý sâu xa là phải suy nghĩ kỹ trước khi nói, đừng có bạ đâu nói đó, nói không cần suy nghĩ, và đừng nghĩ lời nói gió bay, muốn nói gì thì nói. Lời nói thiếu suy nghĩ có thể làm cho một người tức tưởi, khổ đau, thậm chí chết ngay tức khắc nếu người ấy còn chấp vào những nhận định đúng sai, và đặc biệt là khi nó được thốt ra từ một người thân-thương, quan trọng.

Rồi trong đối nhơn xử thế thì ông bà mình cũng dặn, rằng: “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Mới nghe, có thể ta nghĩ đó là xảo thuật, là một cách biện tài của ngôn ngữ để chỉ lấy lòng, nhưng nghe kỹ ta sẽ thấy tính chất của tình thương có mặt trong lời nhắn nhủ này. Bởi, “Lời nói không là khói, Mà mắt lại cay cay”, nên nếu mình lường trước được khả năng của lời nói, nội dung, cách mình nói có thể làm cho người khác khổ đau thì mình sẽ không nói những lời chứa đựng sự sát thương, chứa đựng nỗi khổ niềm đau.

Trong phương pháp thực tập của đạo Phật có pháp “nói lời ái ngữ”, tức là nói những lời dễ thương, những lời có chất liệu giải thoát, mang đến an lạc cho người nghe, cho những chúng sinh có duyên nghe mình nói. Lời ái ngữ được đề xuất trong con đường Bát chánh đạo, trong đó có “chánh ngữ” mà Đức Phật dạy trong giáo lý bốn sự thật (Tứ diệu đế). Tuy nhiên, muốn chánh ngữ thì phải chánh tư duy, tức là phải tư duy đúng, nếu tư duy sai, hiểu sai về một vấn đề thì mình sẽ nói sai, kết luận bậy. Để chánh ngữ thì cũng cần có điều kiện là mình không sân si, không tham lam, từ đó mình mới có thể nói những lời dễ thương chứ không phải là những lời nói chứa dao kéo, và súng ống.

Khi sân thì mình dễ nói những lời nói gây đổ vỡ, khi tham mình có thể nói những lời sai sự thật và si mê mình có thể nói những lời ngọt ngào nhưng phía sau đó có thể hàm chứa hệ lụy bởi nó dẫn người vào cõi mê.

Động cơ của một lời nói nặng hoặc nhẹ nhàng rất quan trọng, hay nói đúng hơn là ý niệm của lời nói đó xuất phát từ điều gì, sẽ cho ra thiện nghiệp hay ác nghiệp. Cũng một lời chê, nhưng nếu mình chê trách bằng tình thương, phản tỉnh người khác nhận diện ra sự thật bản thân, sống tốt hơn thì lời chê ấy là thiện nghiệp; và ngược lại. Lựa lời mà nói cũng chính là như vậy, muốn lựa đúng lời, ứng với từng đối tượng cụ thể thì mình phải hiểu về đối tượng mình đang truyền thông. Có người mình phải nói những lời mạnh mẽ, thẳng thắn, nhưng cũng có người mình lại mềm mỏng, dịu dàng… Đó là một nghệ thuật nhân văn mà không phải ai, không phải lúc nào mình cũng có thể làm được giống nhau bởi điều đó có tùy thuộc vào sự chi phối của nghiệp lực.

Có những người nhân danh người thương, bạn bè… nhưng lại nói với nhau những lời không dễ thương, khi nói có thể họ cũng biết lời nói đó là sai, làm mình tổn thương, người cũng tổn thương; song họ không kiềm chế được, vì nghiệp lực (oan gia trái chủ gặp nhau dưới hình thức bạn bè, người thân để làm đau lòng nhau)! Mà cũng có thể vì bản thân họ quá yếu đuối, trước đó đã được dung dưỡng bằng sự thứ tha của người thân-thương nên họ cứ nghĩ là dù mình có nói gì, mình cũng sẽ được thứ tha. Sự ỷ lại trong cách ứng xử, nhất là khi nói năng sẽ làm cho họ tùy ý phát khởi và nói những lời đau thương. Nhưng, nếu xét đến cùng thì những lời nói chứa dao găm thì bản thân họ đã làm đau chính mình, bởi miệng lúc đó phun ra dao găm, sao không đau cho được?

Cũng người xưa nói, “Ngậm máu phun người, thì miệng mình sẽ tanh trước”, rõ ràng là vậy, cho nên những lời nói nhằm nhục mạ, vu oan, hoặc hạ bệ người khác cho hả cơn giận của mình bao giờ cũng làm dơ miệng mình trước. Cái dơ của ngôn từ thiếu từ bi, không sát sự thật thì trơ trơ, khó rửa hơn là cái dơ của hình tướng. Nếu lời nói, hay những ngôn ngữ độc ác ấy được ghi ra, chép thành văn tự thì càng nguy hại, càng trở nên nặng nề hơn trong ý niệm tạo nghiệp xấu ác.

Không phải tự nhiên mà người xưa rút ra sự thật đến từ cái miệng mình, rằng: “Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất”. Ăn uống không chánh niệm, ham ăn những thức ăn chứa độc tố, thiếu từ bi (như ăn thịt chúng sanh) thì sẽ làm cho thân-tâm mình bị bệnh. Nói năng không cẩn trọng, thiếu từ bi sẽ mang họa vào mình, cái họa trước mắt có thể là bị người khác phỉ báng, chê cười, bị xa lánh, bị chê bai đến bị đánh, bị giết, bị làm nhục tương tự… Xa hơn là khẩu nghiệp phải mang theo nhiều đời kiếp, mà như nhiều bản kinh có nói đến nghiệp của miệng, chỉ vì lỡ lời chê một vị đắc quả A-la-hán tụng kinh mà phải đội lốt thú, trong hình tướng súc sanh hàng trăm kiếp, nguy hại lắm lắm.

Im lặng khi không cần phải nói năng, khi đã không đủ chín chắn để nói… hoặc khi bị hạ nhục (oan ức) cũng là một cách thực tập để tránh khẩu nghiệp và nâng cao nhân cách một con người. Trong thời khóa thực tập, có những giờ phút cần “im lặng hùng tráng” để gửi đi một thông điệp khác cho mọi người, nhất là những người nói nhiều, nói bậy, nói ác, rằng: “Tôi không nói vì lòng tôi đã không còn chênh chao trước những lời nói độc ác của bạn, và cũng là để bạn bớt lại những lời nói độc ác”. Thực tập như thế cũng là thực tập từ bi, cũng là cách nuôi dưỡng tâm mình trở nên vững chãi hơn. Ngày xưa, Đức Phật vô vàn tôn quý của chúng ta đã nhiều lần thực tập im lặng hùng tráng, im lặng sấm sét như thế khi Ngài bị vu oan, bị hạ nhục. Chúng ta là con của Ngài, phải học theo Ngài về sự im lặng và đối mặt đó, nhất là khi trong mình còn dẫy đầy tham-sân-si, còn nghiệp chướng nặng nề thì việc nghiệp xấu (bị vu oan, hạ nhục, hoặc bị những dao găm nơi miệng của ai đó hướng về mình cũng là chuyện bình thường, xin phát nguyện chịu thọ nhận).

“Xin tâm con bình thản
Trước nghịch cảnh cuộc đời
Dù bị mắng bằng lời
Hay bằng điều mưu hại”​

Biết là khó, bởi tâm mình còn chật hẹp, sự thực tập của mình chưa sâu sắc, nhưng việc nhẫn những điều khó nhẫn mình phải thực tập bắt đầu bằng ý thức, nuôi dưỡng được chừng nào thì quý chừng đó. Nhẫn là biết im lặng, biết mỉm cười dẫu gai đời đâm rớm máu bàn chân, và thực ra, nhẫn cũng là thương mình, bởi nếu không biết nhẫn, không biết chăm sóc năng lượng thương yêu trong mình thì khi gặp phải cơn sân ngút trời của người (biểu hiện bởi những lời nói độc ác) thì mình cũng ngút trời sân si, cũng “ăn miếng trả miếng” thì mình có khác gì người? Chỉ khác là mình bị giật dây, còn người ta là kẻ giật dây, để cùng vào hội sân si mà thôi.

Tâm Thư – Theo PG Việt Nam​

TAMTHUC