Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương
-ngoi-den-chua-noi-tieng-ve-cau-con-cau-duyen-cau-may-man-o-viet-nam 13 ngôi đền chùa nổi tiếng về cầu con, cầu duyên, cầu may mắn ở Việt Nam
Monday, 28/12/2015 09:00 am
Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Xin tổng hợp 13 ngôi đền chùa nổi tiếng về cầu con, cầu duyên, cầu may mắn ở Việt Nam bạn có thể tham khảo cho chuyến du xuân của mình.

1. Cầu tài lộc ở Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn giữa Hồ Tây, P.Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Phủ thờ Liễu Hạnh công chúa – người phụ nữ tài hoa giỏi cầm kỳ, thi hoa, đức độ được dân gian tôn là Đức Thánh Mẫu, là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt.

Theo truyền thuyết kể lại, phủ được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII, từ lâu nơi này đã trở thành điểm tâm linh quen thuộc không chỉ của người Hà Nội mà du khách thập phương cũng tề tụ về đây dịp đầu năm để cầu tài lộc cho gia đình.

Phủ Tây Hồ đầu năm nhộn nhịp người thăm viếng

Hàng năm cứ vào thời khắc giao thừa, du khách thập phương kéo nhau đổ về đây để thắp hương cầu nguyện cho một năm mới may mắn, mọi điều tốt đẹp cho gia đình và thưởng ngoạn cảnh Hồ Tây.

2. Xin lộc rơi vãi ở đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho nằm giữa lưng chừng ngọn núi Kho, thuộc Cổ Mễ, P. Vũ Ninh, Tp.Bắc Binh, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi đền thờ một người phụ nữ có công trông coi lương thảo cho triều đình nhà Lý lúc bấy giờ. Sau khi bà “thác” trong cuộc kháng chiến chống quân Tống năm Đinh Tỵ (1077), người dân đã lập đền để tưởng nhớ công ơn bà.

chua kho.
Lễ hội đền Bà Chúa Kho đầu năm

Theo dân gian truyền miệng, đầu năm, nếu đến đền Bà Chúa Kho vay tiền để làm ăn sẽ mang lại may mắn, tài lộc và phát đạt cả năm. Vì thế, ngày nay đền Bà Chúa trở thành địa chỉ hành hương của những người làm ăn buôn bán, kinh doanh trong cả nước. Cứ dịp đầu năm, họ về đây để vay tiền lộc chùa và cuối năm đi trả lễ đã trở thành một nét văn hóa tâm linh của người Việt.

3. Đến Văn miếu Quốc Tử Giám xin chữ đầu năm

van mieu.
Xin chữ đầu năm tại Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn miếu Quốc Tử Giám được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông, thuộc P. Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội. Đây được xem là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Đầu năm mới văn miếu nườm nượp du khách thập phương về đây tham quan, vãn cảnh và xin chữ thánh hiền. Các bậc phụ huynh tin rằng xin chữ ở Văn miếu Quốc tử giám đầu năm con họ sẽ học giỏi, đỗ đạt. Vì vậy, mồng 1 đầu năm họ đều đưa con em đến đây để xin chữ thầy đồ.

4. Đầu năm đến Đền Trần xin ấn

Đền Trần thờ tọa lạc tại đường Trần Thừa, P.Lộc Vượng, Tp.Nam Định, tỉnh Nam Định thờ các nhà vua đời Trần cùng các quan công phù tá nhà Trần. Tương truyền đền được xây dựng từ năm 1695 trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy ở thế kỷ XV.

den tran.
Lễ hội đền Trần ở Nam Định

Cứ dịp 14 tháng giêng âm lịch hàng năm, lễ hội Đền Trần khai ấn thu hút hàng ngàn khách thập phương về đây cầu lộc, xin ấn. Tương truyền nếu ấn được xin đúng vào lúc 23-24h ngày 14 tháng giêng sẽ rất linh thiêng. Nên dịp này, hàng triệu người khắp nơi đổ về đây mong muốn được xin được ấn vào giờ khắc thiêng liêng này.

5. Cầu duyên ở Chùa Hà

chua hà.JPG
Chùa Hà đầu năm

Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự Chùa Hà, thuộc phố Chùa Hà, P.Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy, Hà Nội. Chùa được xây dựng vào khoản giữa thế kỷ X dưới thời vua Lý Thánh Tông. Từ lâu chùa vốn nổi tiếng là nơi cầu duyên cho những người cô đơn lẻ bóng, những người không may mắn trong chuyện hôn nhân gia đình. Dịp đầu xuân năm mới, trái gái khắp vùng phụ cận Hà Nội lại về đây cầu duyên, mong một năm mới bình an và gặp được duyên lành.

6. Chùa Duyên Ninh (Duyên Ninh Tự)

duyen ninh tự.JPG
Chùa Ninh Duyên, Ninh Bình đầu năm

Chùa Duyên Ninh được xây dựng dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng, thuộc thôn Chi Phong, xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình. Dân gian thường gọi chùa là chừa Thủ, là nơi vui chơi của các vị công chúa ngày xưa. Đây cũng là nơi vua Lý Thái Tổ và công chúa Lê Thị Phất Ngân đã hẹn hò yêu đương và sinh ra Lý Thái Tông. Về sau nơi này trở thành điểm tín ngưỡng thu hút đông đảo người tới cầu may, cầu lộc, cầu duyên cầu tự hiếm muộn con cái.

7. Về đền Bắc Lệ cầu may mắn và bình an

bac le.
Lễ hội đền Bắc Lệ, Lạng Sơn

Đền Bắc Lệ Lạng Sơn thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là đền thờ Mẫu điển hình nhất Viết Nam. Lễ hội đền Bắc Lệ được tổ chức trong vòng 3 ngày, từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 9 âm lịch hàng năm. Lễ hội thu hút đông đảo du khách thập phương về đây trẩy hội cầu may mắn, bình an trong năm mới cho gia đình. Đến Lạng Sơn dịp này, du khách còn được tham gia nhiều lễ hội đặc sắc của các dân tộc Thái, Tày, Nùng, Dao… tại Lạng Sơn.

8. Đến chùa Ông cầu duyên lành

Chùa Ông hay còn gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội quán, tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, P.11, Q.5, Tp.Hồ Chí Minh. Đây không chỉ là địa chỉ tín ngưỡng của đông đảo cộng đồng người Hoa gốc Triều Châu mà còn là công trình kiến trúc và nghệ thuật độc đáo của nước ta ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

chua ong.
Cầu duyên tại chùa Ông

Ngày nay, chùa Ông trở thành địa điểm du lịch tâm linh, cầu duyên lành cho những chàng trai cô, gái còn độc thân. Dịp đầu năm mới, nam thanh, nữ tú lại về đây để cầu duyên lành, mong năm mới gặp được nhiều may mắn, gia đình hạnh phúc.

9. Cầu duyên ở am Mỵ Nương

my nuong.
Cầu duyên ở am Mỵ Nương

Am Mỵ Nương nằm trong chùa Cổ Loa (Hà Nội), thuộc địa phận xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Am để thờ con gái An Dương Vương tên là Mỵ Nương vì tội phản bội đã bị vua cha chém đầu. Nhưng câu chuyện về tình yêu thủy chung, son sắt của Mỵ Nương và Trọng Thủy khiến nhiều người cảm động. Vì thế, họ tin rằng đến đây cầu duyên sẽ mang lại duyên lành và gia đình hạnh phúc. Theo đó hàng năm, cứ dịp Tết đến xuân về hàng ngàn người lại về đây để cầu duyên cho năm mới, cho gia đình bình an, hạnh phúc.

10. Đến đền Chử Đồng Tử Cầu duyên

chu dong tu.
Đến đền Chử Đồng Tử Cầu duyên

Đền Chử Đồng Từ thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên, gắn liền với câu chuyện tình lãng mạn giữa công chúa Tiên Dung con gái vua Hùng thứ 18 và chàng thư sinh nghèo tên Chử Đồng Tử. Chính mối lương duyên đặc biệt này khiến người dân tin tưởng đền sẽ mang lại nhiều may mắn trong chuyện tình duyên. Dịp năm mới du khách thập phương lại về đây để vãn cảnh và cầu may cho đường tình duyên và hạnh phúc gia đình.

11. Chùa Hương

Chùa Hương thuộc địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII đến năm 1947 thì bị hủy hoại, sau đó năm 1988 Thượng Tọa Thích Viên Thành đã phục dựng lại. Chùa là một quần thể gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật và nhiều đền thờ thần, ngôi đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp.

chua huong.
Lễ hội chùa Hương

Lễ hội chùa Hương chính thức diễn ra vào ngày 6 tháng giêng âm lịch và kéo dài cho đến hết giữa tháng 3 âm lịch. Dịp này, hàng triệu du khách thập phương hành hương về đây để cầu may, xin lộc và cầu bình an cho gia đình.

12. Chùa Yên Tử

yen tu.
Chùa Yên Tử đầu năm nhộn nhịp người đến hành lễ

Chùa Yên Tử nằm trên ngọn núi Yên Tử, độ cao 1.068m, thuộc huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Dưới thời vua Trần Nhân Tông vào khoảng thế kỷ XIII nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo của Việt Nam do vua Trần Nhân Tông sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm Yên, với pháp danh là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.

Ngày nay, chùa Yên Tử trở thành địa chỉ hành hương của nhiều Phật tử và những người theo tín ngưỡng đạo Phật, dịp đầu xuân năm mới du khách về đây để vãn cảnh và cầu may.

13. Chùa Ngọc Hoàng (Phước Hải Tự)

Nằm ở trung tâm Tp.HCM (73 Mai thị Lựu, Q.1) có ngôi chùa Phước Hải Tự hay có tên gọi phổ biến hơn là chùa Ngọc Hoàng từ lâu là địa chỉ đỏ của những người hiếm muộn đến xin con. Từ lâu trong dân gian đã truyền miệng, hễ 10 người đến cầu hết 8 người có con. Do đó ngày thường lẫn ngày nghỉ, chùa lúc nào cũng tấp nập người đến viếng.

» Văn khấn lễ cầu con ở chùa Hương

» Văn khấn cầu con rất linh nghiệm

» Những bài khấn Phật cần thuộc nằm lòng

Sưu tầm

TAMTHUC