[www.xuanngiao.com] – Những cái gọi là buồn và hận, bi và khổ, phiền não và thất vọng, long đong lận đận và bất công tủi nhục, khiến chúng ta không cách nào trốn tránh.
Trong cuộc đời của mỗi người, dường như không phải lúc nào cũng đều thuận buồn xuôi gió, luôn có vô số chuyện không như ý muốn đi theo bên bạn và tôi. Những cái gọi là buồn và hận, bi và khổ, phiền não và thất vọng, long đong lận đận và bất công tủi nhục, khiến chúng ta không cách nào trốn tránh.
Phóng tầm mắt ra toàn xã hội, chiến tranh, đói kém, nghèo khổ, bạo lực, sắc tình, thiên tai, ô nhiễm môi trường, thời thời không ngừng ảnh hưởng đến chúng ta. Có thể nói, tại cái thế giới này, sinh mệnh của chúng ta tuy rất ngắn tạm lại vô thường, nhưng cả cuộc đời đều là bị thống khổ và phiền não bủa vây.
Nếu như một người có thể bình bình an an, vui vẻ an lạc mà vượt qua cuộc đời này, như vậy quả thực là vinh hạnh vô cùng! Kỳ thực, nếu muốn tận lực thoát khỏi thống khổ và phiền não, để bản thân mình mỗi ngày trôi qua đều được “khai tâm tự tại, liễu vô di hám” (vui vẻ tự tại, không chút nuối tiếc) thì cũng không phải là điều quá khó, chỉ cần bạn tin vào nhân quả, ghi nhớ rằng “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” (Làm điều thiện gặp thiện báo đáp, làm điều ác gặp ác báo ứng). Đồng thời, có mấy việc sau đây bạn ngàn vạn lần chớ có phạm phải, những việc này đối với cuộc đời của bạn có ảnh hưởng cực kỳ lớn.
1. Không hiếu thuận với cha mẹ
Cha mẹ sinh ra ta, và nuôi dưỡng ta khôn lớn, ân tình thâm hậu, trong kinh Phật có nói rằng bạn có báo đáp vài ức kiếp cũng chưa trả hết đại ơn của cha mẹ, người bất hiếu với cha mẹ trời đất đều khó dung tha. Hơn nữa, người ngay cả đến cha mẹ mình mà còn không hiếu lễ kính trọng thì làm sao có thể lãnh đạo người khác? Làm sao có thể thu phục chúng nhân (công chúng)?
2. Tham dâm háo sắc
Người tham dâm háo sắc trong tâm tồn chứa tà, khuyết thiếu ngay thẳng chính khí, sự nghiệp và cuộc sống sẽ rất không thuận lợi, sở cầu (*) trái với ý nguyện của trời đất, là việc làm vi phạm đạo đức, không thể viên mãn. Cho nên người tham dâm, thân thể khẳng định chịu hao tổn, làm sao không mắc bệnh?
3. Yêu tham tiện nghi, vô cùng bủn xỉn, rất hiếm khi làm việc thiện
Trong tâm tham lam, bủn xỉn, thì kiếp nghèo khó bần cùng chẳng cách bao xa. Không làm việc thiện, không có phúc đức tư lương dắt thân, miệng ăn núi lở. Chủng người này không có tâm thương người và lòng bác ái cứu khổ, không có nhân duyên, cũng nhất định khuyết thiếu tâm giúp đỡ trợ giúp người khác, ắt sẽ không có được người khác giúp đỡ, thế thì lẽ nào có thể làm nên thành tựu trong sự nghiệp được? Dẫu rằng nhất thời có thể vui vẻ, sung sướng, nhưng rốt cuộc tiền tài cũng ra đi về không mà thôi.
4. Thường xuyên sát sinh
Mỗi một sinh mệnh tồn tại, đều là có nhân duyên đặc định của nó, nhưng không phải là đến đây để cung cấp cho người sát sinh. Người mà thường xuyên sát sinh, trong tâm khuyết thiếu thiện niệm, vậy lẽ nào có thể đạt được sự nghiệp và gặp cơ hội tốt trong cuộc sống?
5. Không tôn kính sư trưởng, cống cao ngã mạn
(Sư trưởng: Bậc thầy, bề trên. Cống cao ngã mạn: kiêu căng ngã mãn, tự cao tự đại)
Đã là thầy giáo của bạn, dẫn dắt bạn, khẳng định có chỗ ưu tú hơn bạn. Nếu như bạn đến một chút xíu khiêm tốn, khiêm nhường cũng không có, luôn cho rằng họ giảng chỗ này không tốt, làm không tốt hoặc họ không biết cách dẫn dắt, vô phương lãnh đạo, vậy thì khẳng định là bạn đang đúng lúc không có việc gì để làm cả, bởi vì tâm bạn nóng vội, phập phồng không yên, không có “Vương giả phong phạm!”. Khổng Tử viết: “Tam nhân hành, tất hữu ngã Sư ” (có nghĩa rằng: trong ba người cùng đi đường nhất định có người đáng để ta học hỏi, ắt có một người dậy được ta điều gì, do đó không nên coi rẻ xem thường người khác, ai cũng có gì đó cho chúng ta cần học được. Nói lên tầm quan trọng của khả năng trau dồi học hỏi trong cuộc sống và cộng đồng thường ngày, đạo đời, đạo làm người. Câu này có chỗ còn được viết là “Tam nhân hành, tất hữu ngã Sư yên” ), một khi người không khiêm nhường học hỏi, vậy làm sao có thể được sống thuận theo tốt lành?
6. Đạo tặc, trộm cắp
Khái niệm trộm cắp rất rộng và đa dạng phủ khắp, chỉ cần là đồ không thuộc về mình mà chiếm thành của mình, ngay cả là lấy một tờ giấy, một cây viết (*) của công ty đều thuộc vào trộm, mặc dù chúng ta có khi trong tâm là quang minh chính đại, lại cũng rất thản nhiên. Nhưng chủng hành vi này, lại tiêu hao rất nhiều phúc báo của bản thân mình, hơn nữa một lúc nào đó bạn nhất định sẽ phát hiện mình chịu tổn thất một cái gì đó tương đương. Còn có một nhóm người chuyên môn đi trộm cắp, dù cho là “phát gia trí phú”, trở lên giàu có rồi đi nữa thì cũng bằng suy tổn hết phúc đức, sau nhất rốt cuộc vẫn rớt vào ác quả của đói khổ bần cùng bi thảm.
7. Thường hay nói dối
Sự hài hòa giữa người với người, ăn ở hữu hảo, thân thiện, đối xử hòa thuận, quý là ở chỗ chân thành tương hỗ, kiêng kỵ “hư tình giả ý”, giả dối nhiệt tình bên ngoài nhưng thật lòng thì sáo rỗng, không phải chân tình trong tâm. Bất luận là lục thân quyến thuộc (*) hay bằng hữu thượng cấp (*), chỉ cần bạn lúc thường ngày dùng ngôn ngữ chân thật chất phác, mang thành tâm, thiện ý mà đối đãi hành xử, nhất định sẽ đạt được tín nhiệm của người khác. Ngược lại thường xuyên biên tạo bịa đặt dù chỉ một chút những chuyện giả dối không có thực, hoặc giả dưỡng thành “thuyết hoang tâm bất hoảng” (nói dối mà trong tâm không biết sợ hãi), dần dà sẽ hình thành tính cách thuận miệng nói dối đối với bất kỳ ai như một phản xạ có điều kiện, có khi chỉ do một câu tùy ý nói dối mà phải trả giá đắt, cực kỳ thảm trọng đau thương.
Nếu như bạn không dính dáng gì đến 7 điều kể trên, xin chúc mừng bạn! Bạn ắt hẳn là người tôn quý có phúc. Cho dù hiện tại bạn có gặp khó khăn gì chăng nữa thì cũng nhất định sẽ “Liễu ám hoa minh, bát vân kiến nhật” (Qua rặng liễu tối là vườn hoa sáng, vén mây thấy mặt trời, mây đen chuyển xoay thấy hào quang mặt trời).
(*) Sở cầu: điều hằng mong muốn cho cá nhân mình
(*) “Lục thân” là sáu bề thân thương thân tình. Đó là: 1. Cha – 2. Mẹ – 3. Vợ – 4. Con – 5. Anh Chị – 6. Em. Trong gia tộc sáu bề thân quyến này là ruột thịt thân thích, yêu thương hơn. Kế tiếp lục thân là “quyến thuộc”, tức là những người bà con bên chồng, bên vợ, bên ngoại, bên nội.
(*) “Bằng hữu thượng cấp”: Bạn bè, cấp trên. “Thượng cấp” trong dân gian thường còn được gọi là “sếp”, có nơi gọi là “xếp”.
(*) “Cây viết”: là danh từ dùng chỉ chung, miền Bắc thường gọi là cây bút, miền Nam thường gọi là cây viết.
TAMTHUC