Có nhiều người quan niệm, đi chùa cứ lấy đồ dùng thoải mái mà không hề nghĩ đây là những vật dụng do các Phật tử cúng dường cho Tam Bảo tạo phước.
Chính vì thế nếu những ai chiếm cứ làm của riêng thì rất dễ mang nợ bá tánh, không biết khi nào mới trả hết.
Bài viết này mang tính chiêm nghiệm về cuộc sống nhiều hơn !
Có nhiều người quan niệm, đồ chùa cứ dùng thoải mái mà không hề nghĩ đây là những vật dụng do các Phật tử cúng dường cho Tam Bảo tạo phước. Chính vì thế nếu những ai chiếm cứ làm của riêng thì rất dễ mang nợ bá tánh, không biết khi nào mới trả hết.
Day dứt khi dùng đồ của chùa
Câu chuyện người đàn bà trên 70 tuổi bắt xe ôm đưa 3 chiếc ghế dựa bằng gỗ cũ kĩ, bị hư hỏng khá nặng đến trả lại cho chùa Phúc Lâm (Đồng Nai) ngày 6/8 khiến cho không ít người cảm thấy khó hiểu.
Theo như bà này thì nguồn gốc của 3 chiếc ghế là của chùa và nay xin mang lại trả. Bà còn xin góp 100.000 đồng để làm lễ vía Đức mẹ Quán Thế Âm và vội vã ra về.
Được biết ngôi chùa Phúc Lâm hồi xưa do cố Hòa thượng Thích Phúc Thành lập ra. Năm 1980, chùa bị trưng dụng làm nơi bồi dưỡng chính trị cho các cán bộ của thành phố Biên Hòa nên các tượng Phật, Bồ tát, pháp khí… đồ dùng của chùa đều bị đưa ra khỏi chùa.
“Chính vì thế 3 chiếc ghế dựa cũ được mang trả lần này có thể là những đồ vật được đưa ra khỏi chùa vào thời điểm đó. Ba chiếc gỗ đã cũ chẳng đáng là bao. Nếu như bà ấy đem bỏ đi thì chắc chắn chả ai biết được đó là đồ của chùa.
Ba cái ghế dựa cũ được đem trả lại cho chùa Phúc Lâm
Tất cả là do không hiểu giáo lý
Nói về việc điều này Đại đức Thích Thái Dương, tu tập tại chùa Hòa Long, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa lý giải:
“Lâu nay dân gian vẫn có câu đồ chùa cứ dùng thoải mái. Mà nhiều người không hiểu các vật dụng của nhà chùa là đồ chung, của Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Đây là những đồ vật do bá tánh thập phương hùn tiền mua cúng dường vào chùa tạo phước.
Đã là đồ chung thì đúng là ai dùng cũng được, nhưng dùng thì phải mang nợ người nào mua đến. Cái nợ trong dân gian với 1 cá nhân nào đó có thể mang trả được, nhưng còn nợ của chung (rất nhiều người) đối với bá tánh thì biết khi nào mới trả cho hết.”
Theo Đại đức Thích Thái Dương việc lấy đồ trong chùa về nhà dùng ở các chùa miền Nam thì ít, còn miền Bắc khá nhiều. Các chùa ngoài đó do ít có các thầy ở tu tập, mà đa số là chùa làng. Có một số chùa do người dân coi xóc, nên cũng rất dễ có việc những người này lấy một số đồ trong chùa mang về nhà dùng
Đồ của chùa là của chung, nếu ai lấy làm của chung thì mang nợ khó trả (ảnh chụp Chùa Bửu Hưng/ Chùa Cã Cát (thế kỷ 18 – 20) – Lai Vung, Đồng Tháp – nguồn internet)
Đại đức Thích Thái Dương vẫn nhớ một câu chuyện đó là một lần có cặp vợ chồng đem 1 cái bàn và 1 chiếc giường vào chùa xin được trả lại.
Khi quý thầy hỏi thì cặp vợ chồng này cho biết hồi xưa người bố đã lấy gỗ của chùa mang về nhà làm nên những vật dùng này. Bố mất, con cái tiếp tục sử dụng, nhưng trong nhà luôn có những bất trắc, người vợ thường xuyên đau ốm.
Chính vì thế vợ chồng đi coi bói và được cho biết nghiệp này do người nhà lấy đồ của chùa dùng, nếu đã lấy cái gì ở đâu thì phải đem trả mới hết nghiệp. Vợ chồng lo sợ nên vội đem những vật dụng này đến chùa để trả.
“Nhìn cái bàn và cái giường đã cũ và hư nhiều nhưng vì thấy tấm lòng biết hướng thiện và mong họ yên tâm tạo phước nên quý thầy đã nhận lại các đồ dùng đó. Nghe đâu người vợ sau này không bị bệnh nữa.”
Tất cả những điều này xuất phát có thể là do họ không nắm rõ giáo lý nhân quả của đạo Phật. Những người này không có kiến thức cơ bản của một người Phật tử nên mới hành đồng như thế. Cũng may có nhiều người sau khi sử dụng một thời gian hiểu ra và mang trả lại cho chùa”, đại đức Thích Thái Dương chia sẻ.
Theo SKCĐ
TAMTHUC