May mắn đứa con gái đầu tiên của bà và chồng sinh ra lành lặn. 2 năm sau bà sinh tiếp cậu con trai thứ hai, bà tưởng cuộc đời như thế là đã ưu ái với mình lắm rồi nào ngờ ngày đứa con trai chào đời thì chồng bà bị tai nạn lao động mất. Từ đó một mình bà Hoa, chèo chống nuôi 2 đứa con còn nhỏ dại.
Chồng mất đột ngột, lại vừa mới đẻ bố mẹ thì nghèo còn để nhờ vả nên khi con mới tròn 1 tháng bà Hoa đã phải một tay bồng đứa nhỏ, một tay dắt đứa bé đi xin ăn quanh làng. Ngày đó ở quê hầu như nhà nào cũng nghèo khó, giáp hạt là phải ăn độn sắn độn khoai rồi thế nên cũng chẳng ai dư dả mà cho nhiều.
Họ cũng cố gắng bao bọc mẹ con bà được vài tháng chứ không thể bao bọc lâu hơn. Không thể để con đói được, bà Hoa đành đánh liều để đứa con nhỏ 1 tuổi ở nhà cho đứa con gái lớn chưa đầy 3 tuổi trông em, lúc em ngủ. Còn bà trầm mình xuống con sông trước nhà mò con ốc con cáy về bán lấy tiền nuôi hai con.
May mắn, bà đã kiếm ra tiền nuôi 2 đứa con thơ dại. Nhưng tới năm đó trời mưa rất to và kéo dài, con sông trước nhà ngập nước mênh mông, bà không thể nào xuống đó mà mò cua bắt ốc như trước được nữa. Vài lon gạo dự trữ đã hết, giờ biết kiếm đâu ra tiền mà mua gạo cho hai con đây? Nhìn đứa con nhỏ khóc ngằn ngặt mà bà không cầm được nước mắt.
Bà vét hết gạo trong chum chỉ được một nắm nhỏ, bà bắc mấy cái củi ướt hì hụi nấu nồi cháo. Lúc đổ ra được một bát cháo nhỏ lõng bõng nước, đứa con gái lớn món men lại gần nó phải nhịn ăn từ trưa qua tới giờ rồi, nhưng thằng bé cũng đang khóc mãi không thôi vì đói: “Con để mẹ cho em ăn trước con nhé, em đói quá con à. Rồi mẹ sang nhà bác Mít vay ít gạo về nấu cho con ăn sau nhé”. Đứa con gái lớn của bà khi đó mới hơn 3 tuổi nhưng dường như đã hiểu hết câu nói của mẹ, con gật đầu và ngồi ngoan ngoãn nhìn mẹ cho em ăn.
Thằng bé được ăn đã nín và ngủ ngay lập tức. Bà Hoa lại để chị trông em còn mình đội mưa đi vay gạo, nhưng bà sang 5 nhà mà vẫn chỉ nhận được cái lắc đầu. Mưa cả tuần trời, chẳng nhà nào đi kiếm được cái ăn và họ cũng chỉ còn chút dạo dành cho trẻ nhỏ, họ không thể san sẻ cho bà được. Bà đi 2 tiếng mới vay được 1 lon gạo, bà tất tả chạy về nhà.
Về đến nhà thấy đứa con nhỏ đã tỉnh ngồi chơi trên phản còn con gái lớn vẫn nằm im trên, nghĩ con ngủ bà không đánh thức con mà đi nấu cháo. Nhưng lúc gọi con dậy thì bà hốt hoảng tột độ khi thấy người con gái nóng bừng bừng, con bà sốt cao, mẹ gọi lay mãi vẫn không mở mắt ra được. Sau đó con bé lên cơn co giật, bà cố gắng gọi con dậy bón cho con vài thìa cháo nhưng sự cố gắng của người mẹ đã trở nên vô nghĩa, ngày hôm sau đứa con gái của bà trút hơi thở cuối cùng. Bà đau đớn hận bản thân mình đã không lo được cho con, đã để đứa con tội nghiệp phải chết vì đói.
Từ đó bản thân bà đã thề với lòng mình, dù bà có khổ thế nào thì bà cũng phải nuôi đứa con trai của bà thành người để chuộc lại lỗi lầm của mình với các con. Và cuối cùng một đời tần tảo của bà đã được đền đáp xứng đáng. Đứa con trai tên Đại của bà đã được học đại học đàng hoàng nhờ những đồng tiền mà bà phải vất vả làm thuê ở ngoài bãi sông từ 4 giờ sáng cho tới 10 giờ đêm cho người ta.
Nhờ có trí thông minh, lại khôn khéo mà anh ta đã tự đứng được trên đôi chân của mình sau khi ra trường. Và rồi anh ấy lấy vợ trên thành phố, bà lúc đó vẫn ở căn nhà vách đất ở quê, lúc này bà đã già lắm rồi, không làm thuê được nữa mà chỉ cặm cụi bắt con trai, con hến ở con sông trước nhà bán lấy tiền mua gạo ăn qua ngày. Người ta bảo bà sao không lên với thằng Đại để nó nuôi mẹ, con trai bà giờ cũng là người thành đạt mà. Bà chỉ cười: “Thôi tôi ở đây 60 năm tôi quen rồi chẳng xa được. Với lại ở đây còn có mồ mả ông nhà tôi và cái gái, tôi phải ở nhà thắp hương cho bố con ông ấy chứ”.
Năm đó trời lại mưa như trút nước, mưa dai dẳng y như cái năm mà bà mất đứa con gái lớn. Bà cũng không xuống sông bắt ôc bắt hến được, nhà tranh vách đất nên dột khắp nơi. Ông trưởng xóm đến thăm cho bà ít gạo, nhìn cảnh bà lầm lũi trong căn nhà dột mà không đành, ông gọi điện cho đứa con trai của bà bảo nó về lợp lại cho mẹ cái mái nhà.
Con trai bà Hoa về đúng ngày trời nắng tạnh, nhìn thấy con bà mừng rơi nước mắt. Biết con công việc bận nên chẳng bao giờ bà dám gọi điện trách móc hay bắt con phải đưa vợ con về. Với lại nhà bà là nhà đất muỗi mát nhiều lại cắn cháu thì khổ các cháu lắm. Đại từ khi học xong lấy vợ thành phố đã chục năm nay, một năm anh chỉ về 1 -2 lần cho mẹ ít tiền rồi đi ngay trong ngày.
Lần này vì ông trưởng xóm gọi điện, anh miễn cưỡng về và cũng chỉ định làm cái việc đó. Thấy con bà Hoa rối rít bảo con vào nhà ngồi uống nước để bà đi nấu cơm. Cái nền nhà đất lại mưa dột mấy hôm nhấm nhoét, khiến Đại bị trơn suýt trượt ngã làm anh bực bội nhưng cũng bước vào thắm cho bố và chị nén hương. Chỉ 30 phút bà Hoa đã dọn ra mâm cơm trước mặt con trai.
Bà Hoa vừa xới cơm vừa vui vẻ nói với con: “Cơm chẳng có gì vì con về không báo trước, nhưng mẹ vẫn có món cà muối và rau muống luộc chấm tương ngày xưa con vẫn thích đây”. Nhìn thấy bát cơm trước mặt bốc mùi khó chịu, Đại nhăn mặt nhìn vào bát cơm rồi quát ầm lên: “Mẹ cho con ăn cơm gì thế này. Cơm mốc đỏ cả nên mùi không tả nổi mà còn ăn à. Đây mẹ cầm lấy tiền mà đong gạo và bảo người ta lợp lại mái nhà cho, giờ con bận con phải đi đây”.
Đại đứng phắt dậy tỏ thái độ giận giữ bước đi, bà Hoa níu tay con lại nhưng Đại dã gỡ tay mẹ ra. Cái tay anh chẳng may quệt vào bát cơm khiến bát cơm rơi xuống nền nhà tung tóe. Con đi rồi bà Hoa ngồi khóc hết nước mắt, bà nhớ lại cảnh đứa con gái mất năm đó. Bà thương các con vô cùng, hôm nay cũng vì bà không chuẩn bị cơm chu đáo mà con trai bà giận dỗi bỏ đi. Bà sẽ đi mua nhiều đồ ăn và nấu một bữa cơm thật ngon rồi gọi con trai về.
Nghĩ là làm, bà lấy hết số tiền còn lại của mình ra chợ mua thịt và rất nhiều đồ ăn khác. Bà nhờ ông trưởng xóm gọi điện bảo con trai quay lại ăn cơm, bà nghĩ con bà cũng chưa đi được xa và ông trưởng xóm đồng ý giúp bà. Thế nhưng khi bà đã nấu nướng xong xuôi vẫn chưa thấy con trai về. Bà Hoa vẫn vui vẻ ngồi đợi con, con về bà mới ăn.
Thế nhưng tới tối Đại vẫn không về, bà Hoa buồn bã đứng dậy hâm lại đồ ăn. Chắc là con bà bận, có lẽ ngày mai nó sẽ về. 1 ngày rồi 2 ngày trôi qua, bà vẫn ngồi đợi con bên mâm cơm mà không ăn một thứ nào. Cứ tới bữa bà lại đứng dậy hâm lại đồ ăn tới mức những miếng thịt được đun đi đun lại teo như tóp mỡ, canh thì đã đổi màu.
Chiều tối ngày thứ 3 ông trưởng xóm sang chơi, tưởng con bà đã về thì thấy bà Hoa nằm bất động bên mâm cơm. Bà đã nhịn ăn 3 ngày nay, chỉ còn thở thoi thóp. Ông vội gọi người đưa bà đi cấp cứu và gọi đứa con tội lỗi của bà về. Nhưng chưa kịp ăn với con bữa cơm cuối cùng thì bà Hoa đã trút hơi thở cuối cùng. Trước khi nhắm mắt bà Hòa vẫn thều thào nói với ông trưởng xóm: “Ông… gọi giúp… tôi… thằng Đại… về ăn cơm…tôi…vẫn đợi…”.
Đại về nhà, thì khắp căn nhà đất của mẹ anh đã vang tiếng khóc thương. Chẳng ai muốn nói với người con bất hiếu đó một lời nào. Sẽ không bao giờ anh có thể gột rửa hết được tội lỗi mà mình đã gây ra với chính người đã sinh thành ra mình.
Mẹ đã mang nặng đẻ đau, hi sinh cả cuộc đời để lo cho chúng ta, và khi chúng ta hiểu được công lao của mẹ thì mẹ đã không còn sống trên cõi đời này được bao lâu nữa. Công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ là vô bờ bến, “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc” đừng để như người con trai trong câu chuyện này, tới khi nhỏ giọt nước mắt ân hận thì đã mất mẹ mãi mãi rồi.
TAMTHUC