Tính cách kiêu ngạo của một người có thể khiến người đó sinh ra tính cố chấp, không có chí tiến thủ vì luôn cho rằng mình giỏi. Một ví dụ điển hình của người này là ở giữa đám đông họ luôn đóng vai một người lãnh đạo tất cả, bắt mọi người “phục tùng” mệnh lệnh, bắt buộc tổ chức đó phải nghe theo ý kiến của bản thân như một điều hiển nhiên dù cho mọi người muốn hay không.
Có thể nói người ngạo mạn không bao giờ đặt bản thân vào vị trí của người khác để thông cảm hay chia sẻ những khó khăn với cộng đồng, xã hội . Họ cũng không đủ khiêm nhường để chấp nhận thành quả của người khác hơn hay bằng mình. Dần dần, những người kiêu ngạo này sẽ trở thành những người tự tư tự lợi, cá nhân, ích kỷ và luôn ghen tị.
Thêm một dấu hiệu nữa của sự kiêu ngạo là ngoài bản thân mình họ sẽ coi thường tất cả mọi người xung quanh vì nghĩ mình giỏi hơn người. Họ thường có thái độ khinh thường người khác với tâm lý cố chấp, bảo thủ và độc đoán. Trong Phật giáo cũng có nhắc tới “Ngã mạn” và “Tà mạn”.
Ngã mạn là ý nói một người ỷ mình giỏi mà lấn lướt người khác, tự cho mình hơn người nên xem thường người khác một cách lộ liễu.
Nhưng người ngạo mạn lại thích chứng tỏ cho mọi người thấy sự tài giỏi của mình bằng cách hạ thấp, khinh miệt những người xung quanh để tô điểm cho sự “xuất chúng” của bản thân.
Nếu như “Ngã mạn” nói về người có tài thật sự nhưng kiêu ngạo, thì “Tà mạn” ý chỉ một người có chút giỏi giang mà khinh khi người. Tức là một người không thực sự giỏi, nhưng lại luôn cho mình là tài giỏi. Nếu một người là “Ngãn Mạn” khi làm việc nào đó được thành công thì họ lên mặt hống hách, tự thấy mình là người tài ba, lỗi lạc bậc nhất, thì “Tà mạn” là người rất dễ để suy nghĩ chủ quan của mình dẫn đến đến một quyết định sai lầm.
Những người có tính kiêu ngạo cao đi đến đâu cũng muốn được người khác công nhận và tán thưởng, không muốn hợp tác với người khác, không muốn chia sẻ cho người khác những việc có lợi ích, không muốn tiếp thu ý kiến của người khác, càng không thể chấp nhận chuyện người khác mạnh hơn, giỏi hơn mình.
Những người này luôn không nhìn thấy khuyết điểm của bản thân nhưng những thiếu sót của người khác lại được họ quan sát rất tỉ mỉ, họ thích tìm hiểu và bàn tán về người khác.
Ngạo mạn cũng đồng nghĩa với nhỏ mọn.
Những con người này khi đứng trước những lời khen ngợi và tán thưởng của người khác ngoài mặt tỏ ra khiêm tốn nhưng trong bụng đang vô cùng tự mãn. Khi so sánh bản thân mình với người khác, người khác thất bại mà mình cảm thấy mãn nguyện tức là đã tự mình gieo vào tâm một hạt ác.
Từ ngạo mạn sinh ra đố kị, mà tạo cho mình đủ loại thân, khẩu, ý ác nghiệp. Bản thân sẽ thường xuyên có cảm giác bị tụt lại phía sau, lâu dần sẽ thành tự bế và cảm giác mình là kẻ thất bại.
Phật có dạy rằng: “Kiêu căng mất phước”, lúc nào cũng cho rằng mình hơn người rồi không chịu phấn đấu ắt sẽ có ngày tụt lùi.
Để tránh được sự ngã mạn tự kiêu thì người Phật tử cần phải học đức tính khiêm hòa. Nhờ đức tính khiêm hòa mà việc tu hành của mình dễ dàng tiến bộ. Sống với tâm khiêm hòa, đời sống mình sẽ phù hợp với đạo lý chân thật, gia đình sẽ êm ấm an lạc, mọi người đều hoan hỷ hòa đồng, lấy tôn trọng và yêu thương mà đối đãi, có như vậy, phúc báo mới bền lâu.
TAMTHUC