Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương
bo-uy-kim-cuong BỐ ÚY KIM CƯƠNG
Thursday, 27/03/2014 10:00 am
Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Posted by: MT | 28/03/2014

BỐ ÚY KIM CƯƠNG

BỐ ÚY KIM CƯƠNG (.PDF)

BỐ ÚY KIM CƯƠNG

BỐ ÚY KIM CƯƠNG

Soạn dịch: HUYỀN THANH

Bố Úy Kim Cương tên Phạn là Vajra-bhairava, cũng có thể gọi thẳng là Bhairava, đây là một tên gọi khác của Đại Uy Đức Kim Cương (Yamāntaka), dịch âm là Diệm Man Đắc Ca. Lại được xưng là Ngưu Đầu Minh Vương, Đại Uy Đức Minh Vương.

Trong Ấn Độ Giáo, vị Thần Minh chủ quản sự tử vong là Yama, còn Antaka có ý nghĩa là kết thúc cuối cùng, cho nên Yama+ antaka thành Yamāntaka với ý nghĩa là người cuối cùng kết thúc sự tử vong.

Yamāntaka hay Diệm Man Đắc Ca còn có một danh hiệu Phạn là Śri-bhagavan-yamāntaka ý là Thánh Bồi Lô, người chinh phục sự tử vong. Trong đó Śrī là Thần Thánh, Bhagavan là khiến người sợ sệt, khiến người sợ hãi, ý của sự bi thảm, cũng là tên gọi Hóa Thân Bồi Lô của vị Thần Thấp Bà (Śiva). Vị này dùng chày Kim Cương làm vũ khí, cho nên được xưng là Bố Úy Kim Cương (Vajra-bhairava) hoặc Cát Tường Đại Kim Cương Bố Úy Tôn (Śrī-vajra-bhairava). Do vị này hay giáng phục Ma ác cho nên xưng là Đại Uy, lại có công hộ giữ điều tốt lành cho nên lại xưng là Đại Đức

Mật Tông Giáo Pháp nói rằng: “Có thế phục ác nên nói là Đại Uy, có công hộ thiện nên nói là Đại Đức. Đại Uy Đại Đức cho nên gọi là Đại Uy Đức, Đại Bố Úy Kim Cương, là Hóa Thân của Văn Thù Bồ Tát, Phật Giáo nhận định là có thể dùng khí thế hung bạo uy mãnh để nhiếp phục tất cả Ma Chướng….”

Hệ Đông Mật của Nhật Bản ghi nhận Tôn này là Hóa Thân của Đức Phật A Di Đà (Amitābha-buddha).

Hệ Tạng Mật ghi nhận Tôn này là Hóa Thân của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Mañjuśrī-bodhisatva) hoặc là tướng Phẫn Nộ của Văn Thù Bồ Tát thuộc Giáo Lệnh Luân Thân, là căn bản của sự nghiệp. Do Văn Thù Sư Lợi là Bản Tôn của Đại Sư Tông Khách Ba (Tsoṅ-kha-pa) nên Phái Cách Lỗ (Gelug) đặc biệt rất tôn sùng Tôn này, đồng thời ghi nhận ba Tôn: Đại Uy Đức Kim Cương, Thắng Lạc Kim Cương với Mật Tập Kim Cương là các Bản Tôn chủ yếu

Hình tượng của Bố Úy Kim Cương (hay Đại Uy Đức Kim Cương) có hai dạng chủ yếu là tượng Đon Thân và tượng Song Thân

.)Tượng Đơn Thân:

Tôn Tượng9 khuôn mặt, 34 tay, 16 chân, co bên phải co, duỗi bên trái, cuốn dựng đầu lưỡi, nanh dài hung ác đáng sợ, lộ răng, trán dồ, tóc đỏ dựng đứng, râu lông mày như lửa, đội mão năm đầu lâu, dùng 50 cái đầu người còn tươi làm vòng hoa đeo ở cổ, dùng rắn màu đen quấn quanh nách, bánh xe xương (cốt luân), vật trang sức bằng xương (cốt sức)

Mặt chính là mặt con trâu có hai cái sừng bén nhọn rất ư phẫn nộ, hai tay ôm Minh Phi La Lãng Tạp Khê (Đời Đường dịch là Xác chết đứng dậy), các bàn tay còn lại kết Kỳ Khắc Ấn đều cầm Pháp Khí.

16 bàn chân đạp lên: người, trâu, bò, lừa, lạc đà, chó, dê, cáo, chim thứu, chim kiêu, chim Anh Vũ, chim ưng, chim bằng, con công, con gà, chim hồng hạc… kèm đạp trụ trên Thiên Chúng của nhóm Phạm Thiên, Đế Thích, Thiên Nhập Thiên, Đại Tự Tại Thiên, Lục Diện Đồng Thiên, Tà Dẫn Thiên, Nguyệt Thiên, Nhật Thiên

.)Chín khuôn mặt của Đại Uy Đức Minh Vương biểu trưng cho 9 Bộ Khế Kinh của Đại Thừa

.)Tóc dựng đứng biểu thị cho ý tưởng hướng đến Phật Địa (Buddha-bhūmi)

.)Hai cái sừng bén nhọn biểu thị cho Thắng Đế Tục Đế

.) 34 tay cầm Pháp Khí:

-Hai tay ở giữa: tay phải cầm cây Nguyệt Đao biểu thị cho sự đoạn trừ nghiệp ác với mọi Kiến Giải sai lầm, tay trái cầm cái bát đầu lâu (Kapāla) biểu thị cho sức mạnh Giác Ngộ có thể khắc phục được sự chết chóc. Hai tay này tượng trưng cho sự kết hợp của Phương Tiện (Upāya) và Trí Tuệ (Prajña) có thể chiến thằng mọi niệm hư vọng của Thế Gian

-16 tay bên phải:

Tay cầm da voi: biểu thị cho sự xé nát mọi niệm hư vọng

Tay cầm móc câu: biểu thị cho sự chế ngự các Nghiệp ác, giúp cho chúng sinh vượt thoát biển luân hồi

Tay cầm cây gậy xương người: biểu thị cho sự tử vong của nghiệp lực và vạn tượng đều trống rỗng

Tay cầm cây gậy Kim Cương đầu người: biểu thị cho Giáo Pháp của Phật Đà

Tay cầm cái phi tiêu: biểu thị cho sự đoạn trừ ba độc Tham Sân Si

Tay cầm cây giáo: biểu thị cho Trí Tuệ khắc phục được thân miệng ý

Tay cầm cái chày: biểu thị cho sự phá nát và thiêu đối Ma Chướng

Tay cầm cây dao: biểu thị cho sự tiêu trừ ô uế, phá bỏ vòng luân hồi

Tay cầm cái rìu: biểu thị cho sự chặt đứt hết mọi Kiến Giải sai lầm với niệm hư vọng, cắt đứt vòng luân hồi sinh tử

Tay cầm cái bàn quay: biểu thị cho sự thống trị của Phật Đà ở khắp tám phương

Tay cầm cây giáo: Biểu thị cho sự đâm xuyên những KIến GIải sai trái và lệch lạc

Tay cầm cây búa: biểu thị cho sự phá bỏ Tá ác, hủy diệt oán địch

Tay cầm cái chày Kim Cương: biểu thị cho sức mạnh của Từ Bi

Tay cầm cây kiếm báu: biểu thị cho Trí Tuệ đoạn trừ ngu si và nghiệp chướng

Tay cầm mũi tên: biểu thị cho sự xuyên phá mê tín sai lầm

Tay cầm cái trống: biểu thị cho Tính Không, xua đuổi sinh linh độc ác

-16 tay bên trái:

Tay cầm xương cổ tay con người: biểu thị cho tính linh hoạt khi tu 4 loại sư nghiệp Yết Ma là Tức (Tức Tai), Tăng (Tăng Ích), Hoài (Kính ái), Tru (Giáng Phục)

Tay cầm cái đầu Phạm Thiên: biểu thị cho sự đoạn trừ mọi vọng niệm, tăng trưởng các Công Đức

Tay cầm sợi tơ năm màu: biểu thị co sự tương ứng với Năm Trí của Phật

Tay cầm cây gậy thi thể: biểu thị cho sự hủy hoại tất cả hiện tượng trái với Giáo Nghĩa của Phật Giáo

Tay cầm cái Đằng Bài: biểu thị cho sự chiến thắng kẻ địch, Tà Ma, Ngoại Đạo xâm hại, bảo hộ Trí Tuệ của Phật Pháp và bảo vệ vô số chúng sinh

Tay cầm cái lò lửa: biểu thị cho sự từ bỏ nguyên nhân của sự đau khổ, đem lại ánh sáng

Tay cầm bắp đùi bên trái còn tươi: biểu thị cho sự thống lãnh chúng sinh bước trên con đường Giác Ngộ, đồng thời tượng trưng cho cho việc cho phép người tu hành bước vào cửa Phật

Tay cầm cánh tay trái còn tươi: biểu thị cho sự phẫn nộ và khủng bố tất cả Tà Ác Ma Địch

Tay cầm cây Tam Tiêm Mâu (cái mâu có ba chỉa): biểu thị cho sự xuyên thấu Ý Thức tinh tế

Tay cầm Lâu Khí (vật khí bằng đầu lâu): biểu thị cho năng lực Giác Ngộ, siêu việt khỏi cái chết

Tay cầm sợi dây: biểu thị cho sự cột buộc Tà Niệm, bắt trói Ma Chướng

Tay cầm cây cung: biểu thị cho Tính Không

Tay cầm Quân Kỳ (lá cờ): biểu thị cho sự truyền bá cầu Phước và hòa bình

Tay cầm Hắc Bố (tấm vải đen): biểu thị cho sự chinh phục cõi Diêm La

Tay cầm ruột người: biểu thị cho sự vô thường của Thế Gian, thực hiện tướng không có thật sẵn có trong vạn vật

Tay cầm cái chuông Kim Cương: biểu thị cho Trí Tuệ, âm thanh của Tính Không

34 cánh tay kèm thêm Thân Miệng Ý: biểu thị cho 37 Đạo Phẩm, tức là bốn Niệm Trụ, bốn Chính Cần, bốn Thần Túc, năm Căn, sáu Lực, bảy Giác Chi, tám Chính Đạo

.)16 bàn chân biểu trưng cho 16 Không Tính (Śūnyatā)

Thân Tướng của Bố Úy Kim Cương (Hay Đại Uy Đức Kim Cương) có ý nghĩa là biểu trưng cho 37 Đạo Phẩm, triệt ngộ 16 Tính Không, tiêu trừ hết Tử Ma, thành tựu thù thắng, được Đại Niết Bàn.

_Tượng Song Thân:

Thân của Chủ Tôn giống như bên trên, hai tay ôm Minh Phi La Lãng Tạp Khê (Đời Đường dịch là Xác chết đứng dậy) theo thế Song Vận Đại Lạc 

Minh Phi biểu thị cho năng lực tiềm ẩn của Đại Uy Đức Bố Úy Kim Cương.

Nói theo cách khác thì Tôn Tượng Song Thân này biểu thị cho Bi Trí hợp nhất, trong đó Minh Vương đại biểu cho Từ Bi, Minh Phi biểu thị cho Trí Tuệ… đồng  thời cũng biểu thị cho khái niệm Điều Phục rốt ráo 

_Tướng Ấn là:Phổ Thông Căn Bản Ấn (Bổng Ấn)

Hai tay cùng hợp bên trong thành quyền, dựng thẳng hai ngón giữa cùng hợp nhau như hình cây giáo. Tức biểu thị Căn Bản Ấn, cũng đem Ấn Mệnh này  làm Bổng Ấn.

_Chân Ngôn là:

OṂ_ HRĪḤ     ṢṬRI  VIKṚTĀNANA  HŪṂ     SARVA    ŚATRŪṂ  NĀŚANA     STAMBHAYA-STAMBHAYA     SPHAṬ  SPHAṬ    SVĀHĀ

27/03/2014

Advertisements


100%

Nguồn KinhMatGiao