Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương
duoc-su-that-phat-dan-thanh DƯỢC SƯ THẤT PHẬT ĐÀN THÀNH
Saturday, 22/03/2014 10:00 am
Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Posted by: MT | 23/03/2014

DƯỢC SƯ THẤT PHẬT ĐÀN THÀNH

DƯỢC SƯ THẤT PHẬT ĐÀN THÀNH (.PDF)

DƯỢC SƯ THẤT PHẬT ĐÀN THÀNH

DƯỢC SƯ THẤT PHẬT ĐÀN THÀNH

Biên soạn: HUYỀN THANH

Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, tên Phạn là BHAIṢAIJYA  GURU  VAIDURYA  PRABHĀ  RĀRĀYA  TATHĀGATĀYA, dịch âm là Bệ Sái Xã Lũ Rô Bệ Lưu Ly Bát Lạt Bà Hát Ra Xà Dã Đát Đà Yết Đa Gia. Hoặc dịch đơn giản là Bột Sát Tử Dã Ngu Lỗ Phệ Nữ La Tát Tha Nghiệt Đa (Bhaiṣaijya-guru-vaiḍurya Tathāgata: Dược Sư Lưu Ly Như Lai), hoặc Bệ Sái Xã Lũ Rô Đát Đà Yết Đa Gia (Bhaiṣaijya-guru-tathāgatāya: Dược Sư Như Lai), hoặc Ma Ha Bột Sát Tử La Gia Một Đà (Mahā-bhaiṣaijya-rāja-buddha: Đại Y Vương Phật).

Thông thường hay xưng là: Dược sư  Lưu Ly Quang Như Lai (Bhaiṣaijya-guru-vaiḍurya-prabha-tathāgata), hay xưng đơn giản là Dược Sư Phật (Bhaiṣaijya-guru-buddha)

Do Bản Nguyện của Ngài là: “Cứu tất cả bệnh khổ cho các chúng sinh” nên Ngài còn có tên là Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật

_ Phật Dược Sư ở trong Kinh Điển có hai hệ thống:

1_ Dược Sư Phật được ghi nhận trong các Kinh: Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bản Nguyện do Ngài Đạt Ma Cập Đa (Dharma-gupta) dịch năm 615 trong đời Tuỳ, Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bản Nguyện Công Đức (Bhagavān-bhaiṣaijya-guru-vaiḍurya-prabhaṣya-pūrvapraṇidhāna-viśeṣa-vistara) do Ngài Huyền Trang dịch ở đời Đường. Các Kinh này còn có tên gọi là Dược Sư Tuỳ Nguyện

2_ Bảy Đức Phật Dược Sư: được ghi nhận trong Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Thất Phật Bản Nguyện Công Đức do Ngài Nghĩa Tịnh dịch vào năm 707. Kinh này còn có tên gọi là Thất Phật Dược Sư Kinh

Từ hai hệ thống chính này, tín ngưỡng Phật Dược Sư được lan tỏa ra khắp mọi nơi.

Do Đức Dược Sư Như Lai có thêm 6 Phân Thân để cùng nhau hóa độ 7 Thế Giới  nên được Tôn Xưng là Thất Phật Dược Sư. Bảy Vị Như Lai này có tên là :

1) Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai, hóa độ Thế Giới Quang Thắng ở phương Đông

2) Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai, hóa độ Thế Giới Diệu Bảo Quốc ở phương Đông

3) Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai, hóa độ Thế Giới Viên Mãn Hương Tích Quốc ở phương Đông

4) Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai, hóa độ Thế Giới Vô Ưu Quốc ở phương Đông

5) Pháp Hải Lôi Âm Như Lai, hóa độ Thế Giới Pháp Tràng Quốc ở phương Đông

6) Pháp Hải Thắng Sắt Du Hý Thần Thông Như Lai (hoặc Tường Như Lai, hóa độ Thế Giới Vô Ưu Quốc ở phương Đông Pháp Hải Tuệ Du Hý Thần Thông Như Lai) hóa độ Thế Giới Thiện Trú Pháp Hải Quốc ở phương Đông

7) Dược Sư  Lưu Ly Quang Như Lai, hóa độ Thế Giới Tĩnh Lưu Ly Quốc ở phương Đông

Bảy vị Phật Dược Sư này có thể được phiên dịch từ 7 tên Phạn là:

1_Suparikirti-nama-śrī-rāja

2_Ratna-candra-padma- pratimaṇḍita-paṇḍita-tajaḥ-svaraghoṣa-rāja

3_Suvarṇa-bhadra-vimala-ratna-prabha-savrata

4_Aśokottama-śrī

5_Dharma-kirti-sāgara-ghoṣa

6_Dharma-kirti-sāgarāgra-mati-vikriditābhijña-rāja

7_Bhaiṣaijya-guru-vaiḍurya-prabha-rāja

_Căn cứ vào Kinh Bắc Đẩu Thất Tinh Diên Mệnh thì 7 vị Phật Dược Sư lại biểu thị cho 7 vì Sao Bắc Đẩu qua bài Kinh xưng tán và ghi nhận là: “Hàng năm nếu gặp tai ách thì lễ Kinh này 7 lạy”

Nam mô Tham Lang Tinh, thị Đông phương Tối Thắng Thế Giới Vận Ý Thông Chứng Như Lai Phật

(Quy mệnh Tham Lang Tinh là Vận Thông Ý Như Lai Phật của Thế Giới Tối Thắng ở phương Đông _ Phần Kinh bên dưới đều dịch tương tự như vậy)

Nam mô Cự Môn Tinh, thị Đông phương Diệu Bảo Thế Giới Quang Âm Tự Tại Như Lai Phật

Nam mô Lộc Tồn Tinh, thị Đông phương Viên Mãn Thế Giới Kim Sắc Thành Tựu Như Lai Phật

Nam mô Văn Khúc Tinh, thị Đông phương Vô Ưu Thế Giới Tối Thắng Cát Tường Như Lai Phật

Nam mô Liêm Trinh Tinh, thị Đông phương Tịnh Trụ Thế Giới Quảng Đạt Trí Biện Như Lai Phật

Nam mô Vũ Khúc Tinh, thị Đông phương Pháp Ý Thế Giới Pháp Hải Du Hý Như Lai Phật

Nam mô Phá Quân Tinh, thị Đông phương Lưu Ly Thế Giới Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Phật 

_ Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Thất Phật Bản Nguyện Công Đức, quyển Hạ có ghi nhận Chân Ngôn của 7 Đức Phật Dược Sư  tên là Như Lai Định Lực Lưu Ly Quang:

TADYATHĀ: KUME  KUME, INI  ME  DEHI, MATI  MATI, SAPTA-TATHĀGATA-SAMĀDHI  ADHIṢṬHITE

ATE  MATE  PARIPĀPA  ŚODHANE, SARVA  PĀPA  NĀŚAYA

BUDDHE  BUDDHA-UTTAME  UME  KUME  BUDDHA-KṢATRA  PARIŚODHANE

DHARME  NI  DHARME  MERO  MERO  MERUŚIKHARE, SARVA  AKĀLA-MṚTYU  NIVĀRAṆI

BUDDHIṢU  BUDDHE  BUDDHA-ADHIṢṬHANENA  RAKṢA  TUME

SARVA  DEVĀ  SAME  ASAME, SĀMAN-VĀ-HARANTU  ME

SARVA  BUDDHA  BODHI-SATVA  ŚAME  ŚAME  PRAŚAMYANTU  ME

SARVA  ĪTĪ  UPADHĀVA

SARVA  VYĀDHANA  SARVA  SATVĀNĀṂCA  PŪRAṆE  PŪRAYA  ME

SARVA  ĀŚĀ  VAIḌURYA-PRABHĀSE

Sarva  pāpa  kṣayaṃ-kare _ svāhā

SARVA  PĀPA  KṢAYAṂ-KARE  SVĀHĀ

[Tadyathā : Như vậy, liền nói Chú là

Kume  kume :Sức mạnh, sức lực

Ini me  dehi : ban cho tôi  năng lực

Mati  mati : quyết tâm tin nhớ

Sapta-tathāgata-samādhi  adhiṣṭhite : Thần Lực gia trì của bảy Như Lai Tam Ma Địa

Ate-mate : Tuệ siêu việt 

Paripāpa  śodhane :làm cho mọi tội lỗi được trong sạch

sarva  pāpa  nāśaya : Trừ diệt tất cả tội

Buddhe : Trong sự giác ngộ 

Buddha-uttame  ume : cột buộc trong sự giác ngộ tốt thượng 

kume : Sức lực

Buddha-kṣatra  pariśodhane : làm cho cõi Phật đều trong sạch

Dharme ni  dharme: Pháp hiện ra trong Pháp

mero  mero : Cao lớn, diệu thắng (màu nhiệm vượt hơn hẳn)

meruśikhare : Đỉnh Tu Di

Sarva akāla-mṛtyu  nivāraṇi: Chận đứng tất cả sự chết yểu không đúng thời

Buddhiṣu  buddhe: Giác ngộ trong mọi sự hiểu biết thông thái 

buddha adhiṣṭhanena : Thần Lực gia trì của Đức Phật

rakṣa  tume: Hộ giúp cho tôi

Sarva  devā  same  asame: Tất cả hàng Trời không có gì ngang bằng

sāman-vā-harantu  me: Thân thuộc (gần gũi) liền khiến cho tôi tiêu trừ tai họa

Sarva  buddha  bodhi-satva: tất cả Phật Bồ Tát 

śame  śame: Yên bình, vắng lặng 

praśamyantu  me: cho tôi sự yên bình thù thắng

Sarva  ītī  upadhāva: Vượt qua khỏi tất cả não nạn bệnh tật

Sarva  vyādhana: tất cả người mạnh mẽ 

sarva  satvānāṃca : với tất cả hữu tình

pūraṇe  pūraṇe : Đầy đủ hai tư lương Phước Đức Trí Tuệ

pūraya  me: tôi được đầy đủ

Sarva  āśā  vaiḍurya-prabhāse: tất cả ưa muốn ánh sáng lưu ly (Lưu Ly Quang)

Sarva  pāpa  kṣayaṃ-kare: làm sạch hết tất cả tội lỗi

Svāhā : quyết định thành tựu] 

Hệ Đài Mật của Nhật Bản  thờ bảy Đức Phật Dược Sư làm Bản Tôn để trừ tai chướng, tăng lợi ích qua pháp tu Dược Sư Hộ Ma

Pháp Hộ Ma (Homa) là Pháp dụng nhằm để bổ trợ. Pháp tu Nội Hỏa là tu cho đến khi toàn thân như một dạng Lưu Ly thanh tịnh. Pháp tu Ngoại Hỏa cũng là thiêu đốt cúng phẩm để dâng lên Bản Tôn nhằm giúp cho chính mình thiêu đốt hết phiền não nghiệp chướng, cũng giúp cho người đời thiêu đốt hết phiền não nghiệp chướng

Ý nghĩa chính của Pháp tu Dược Sư Thất Phật Đàn Thành là trừ tất cả bệnh tật của chúng sinh, khiến cho thân tâm an vui, nguyện chứng được Vô Thượng Bồ Đề 

22/03/2014

https://maphuong.com/kinhmatgiao

Advertisements


100%

Nguồn KinhMatGiao