PHÁP HOA MẠN TRÀ LA (.PDF)
Hán văn: chỉnh lý Nhiên Đăng tạp chí biên tập bộ
Việt dịch: HUYỀN THANH
Pháp Tướng Đồ của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng trên Hội Linh Sơn là Pháp Hoa Mạn Trà La,
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là nghĩa thanh tịnh rốt ráo, cứu cánh viên mãn, vi diệu vô thượng, dùng hoa sen làm ví dụ, biểu trưng cho sự trong sạch trắng tinh hoàn mỹ của Phật Pháp
Ngay lúc Đức Thích Tôn nói Pháp thời hiện ra mọi loại tướng tốt lành.
Kinh Pháp Hoa, thấy tháp báu, phẩm 11 có cái tháp bảy báu của Đức Đa Bảo Như Lai (Prabhūta-ratna-tathāgata) phun vọt lên, dến làm tùy vui khen ngợi. Đức Đa Bảo Như Lai với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cùng ngồi trong cái tháp bảy báu, chung quanh có tám vị Đại Bồ Tát vây quanh… xưng là Pháp Hoa Mạn Trà La, là một trong Pháp Tướng Đồ trọng yếu của Mật Tông.
Đời Đường, Tam Tạng Bất Không (Amogha-vajra) có dịch Pháp Hoa Mạn Trà La Uy Nghi Hình Sắc Pháp Kinh. Trong Kinh nói rằng:
“_ Đa Bảo Như Lai:
Ô Sắt (Uṣṇīṣa:đỉnh kế) mão tóc biếc
Tam tinh, hào quang tơ
Chiếu khắp ở tất cả
Thân tướng màu vàng rực (hoàng kim)
Định Tuệ (2 tay trái phải) Trí Quyền Ấn
Già Phu, phải đè trái
Tả Bức Luân (lòng bàn chân trái) rũ xuống
Thân mặc áo cà sa
An trụ hoa sen lớn
Thường dạo vành trăng đầy
Ánh sáng đẹp cùng khắp
Phun hiện trong tháp báu
Chứng thành Diệu Pháp Luân
Thường khiến chẳng đoạn tuyệt
Rộng độ loài chúng sinh.
_ Thích Ca Như Lai
Nị Sa (Uṣṇīṣa:đỉnh kế), tóc xanh biếc
Tam tinh, hào quang trắng
Chiếu phương Đông: tám vạn
Thân tướng màu vàng rực (hoàng kim)
Tả Định (tay trái) kết Quyền Ấn
Hữu Tuệ (tay phải) mở phương ngoài
Co ngón út Vô Minh
Hợp ngón giữa, trỏ, cái
Già Phu, trái đè phải
Hữu Bức Luân (lòng bàn chân phải) rũ xuống
Khoác mặc áo cà sa
An trụ hoa sen trắng
Thường dạo trong vành trăng
Ánh sáng đỏ rực rỡ
Vì khiến Giáo lưu bày
Trụ đấy mà nói Pháp
Chúng Tam Muội vây quanh”
_Bát Diệp Liên Hoa Vương ấy từ hoa ở góc Đông Bắc chuyển theo bên phải dùng Di Lặc (Maitreya) làm đầu, an trí tám vị Đại Bồ Tát như bên dưới:
Phương Đông Bắc: Di Lặc Bồ Tát
Phương Đông: Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Phương Đông Nam: Dược Vương Bồ Tát
Phương Nam: Diệu Âm Bồ Tát
Phương Tây Nam: Thường Tinh Tiến Bồ Tát
Phương Tây: Vô Tận Ý Bồ Tát
Phương Tây Bắc: Quán Thế Âm Bồ Tát
Phương Bắc: Phổ Hiền Bồ Tát
*) Theo người dịch thì Diệu Pháp Liên Hoa Man Đa La được trình bày đầy đủ như sau:
(Xem hình trong file PDF)
1_ Nội Viện: ở chính giữa có 14 Tôn
a_ Đài hoa chính giữa :có 2 Tôn
.) Bên trái: Đa Bảo (A)
.) Bên Phải: Thích Ca (BHAḤ)
b_ Tám cánh hoa ở 8 phương: có 8 Tôn
.) Phương Đông Bắc : Di Lặc ( YU)
.) Phương Đông : Văn Thù ( A)
.) Phương Đông Nam: Dược Vương (JA), hay (AṂ)
.) Phương Nam: Diệu Âm ( SU), hay (Ā)
.) Phương Tây Nam: Tinh Tiến (A)
.) Phương Tây: Vô Tận Ý (AḤ), hay (AṂ)
.) Phương Tây Bắc: Quán Thế Âm (BU)
.) Phương Bắc: Phổ Hiền (AṂ), hay (AḤ)
c- Bốn góc: có 4 Tôn
.) Đông Bắc: Ma Ha Ca Diếp (HE)
.) Đông Nam: Tu Bồ Đề (HE)
.) Tây Nam: Xá Lợi Phất (HE)
.) Tây Bắc: Đại Mục Kiền Liên (VAḤ)
2_ Viện thứ hai: có 16 Tôn:
_ Cửa Đông: Kim Cương Toả (VAṂ)
_ Cửa Nam: Kim Cương Linh (HOḤ)
_ Cửa Tây: Kim Cương Câu (JAḤ)
_ Cửa Bắc: Kim Cương Sách (HŪṂ)
_ Góc Đông Bắc: Cúng Dường Hoa (OṂ), hay (TRṬ)
_ Góc Đông Nam: Cúng Dường Đăng (DĪḤ)
_ Góc Tây Nam: Đồ Hương Cúng Dường (GAḤ), hay (KṚṬ)
_ Góc Tây Bắc: Thiêu Hương Cúng Dường (AḤ), hay (HOḤ)
_ Phía Bắc cửa Đông: Đại Thế Chí (SAḤ)
_ Phía Nam cửa Đông: Bảo Thủ (PAṂ)
_ Phía Đông cửa Nam: Bảo Tràng (KHAṂ)
_ Phía Tây cửa Nam: Tinh Tú Vương (HŪṂ)
_ Phía Nam cửa Tây: Bảo Nguyệt (RA)
_ Phía Bắc cửa Tây: Mãn Nguyệt (HŪṂ)
_ Phía Đông cửa Bắc: Nhất Thiết Nghĩa Thành Tựu (A)
_ Phía Tây cửa Bắc: Dũng Tý (HAṂ)
3_ Viện thứ ba: Có 16 Tôn
_ Cửa Đông: Trì Quốc Thiên Vương (DHṚ)
_ Cửa Nam: Tăng Trưởng Thiên Vương (VI)
_ Cửa Tây: Quảng Mục Thiên Vương (VI)
_ Cửa Bắc: Đa Văn Thiên Vương (VAI)
_ Phía Bắc cửa Đông: Đại Phạm Thiên (BRA)
_ Phía Nam cửa Đông: Đế Thích (I)
_ Phía Đông cửa Nam: Đại Tự Tại Thiên (I)
_ Phía Tây cửa Nam: Nan Đà Long Vương (NAṂ)
_ Phía Nam cửa Tây: Diệu Pháp Khẩn Na La Vương (KIṂ)
_ Phía Bắc cửa Tây: Nhạc Âm Càn Thát Bà Vương (GAṂ)
_ Phía Đông cửa Bắc: Như Ý Ca Lâu La Vương (GA)
_ Phía Tây cửa Bắc: La Hầu A Tu La Vương (A)
_ Góc Đông Bắc: Ô Sô Sa Ma (HŪṂ)
_ Góc Đông Nam: Thánh Quân Trà Lợi (HŪṂ)
_ Góc Tây Nam: Bất Động Minh Vương (HŪṂ)
_ Góc Tây Bắc: Thánh Giáng Tam Thế (HŪṂ)
*)Pháp Hoa Can (lá Gan) Tâm (trái Tim) Chân Ngôn là :
NAMAḤ SAMANTA BUDDHĀNĀṂ
OṂ _ A Ā AṂ AḤ
SARVA BUDDHA JÑĀNA CAKṢOBHYA GAGANA SVĀLA KṢNI _ SADDHARMA PUṆḌARIKA SUTRĀṂ
JAḤ HŪṂ VAṂ HOḤ
VAJRA RAKṢA MĀṂ _ HŪṂ SVĀHĀ
NAMAḤ SAMANTA BUDDHĀNĀṂ: Quy mệnh các Phật Đà
OṂ: là ba Thân, dùng ba chữ hàm chứa một chữ. Chữ ấy tại thủ hộ. Đấy tức là nghĩa đầy đủ ba Thân
A: nghĩa là mở bày (khai) tri kiến của Phật
Ā: nghĩa là bảo cho biết (Thị) tri kiến của Phật
AṂ: nghĩa là hiểu thấu (Ngộ) tri kiến của Phật
AḤ: nghĩa là nhập vào (nhập) tri kiến của Phật
Đây tức là chủng tử của bốn vị Phật ở bốn phương
SARVA BUDDHA: nghĩa là tất cả Phật
JÑĀNA: nghĩa là Trí
CAKṢHYA: nghĩa là thấy, nghĩa là thấy biết Pháp Giới
SVĀLA: nghĩa là như Tính hư không
KṢNI: nghĩa là lìa khổ
Đấy đều là Công Đức của phương tiện
SADDHARMA: sad nghĩa là Diệu, Chính, dharma: nghĩa là Pháp. SADDHARMA là Diệu Pháp
PUṆḌARIKA: nghĩa là tám cánh hoa sen trắng
SUTRĀṂ: nghĩa là Kinh
Đây tức nghĩa là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh
JAḤ HŪṂ VAṂ HOH
JAḤ : nghĩa là nhập vào, đi vào
HŪṂ: nghĩa là cùng khắp, khắp cả
VAṂ: nghĩa là chẳng thể đắc
HOḤ: nghĩa là vui vẻ
VAJRA: nghĩa là Kim Cương bền chắc
RAKṢA MĀṂ HŪṂ: nghĩa là Giả, Không, Vô Tướng.Tức là mật nói nghĩa xa lìa gốc (viễn bản), cho nên Phẩm Phương Tiện nói: « Từ Kiếp lâu xa đến nay, khen ngợi Pháp Niết Bàn đó. Giả tức là nghĩa này, nghĩa Không, Vô Tướng là nghĩa Công Đức thuộc ba Môn giải thoát của Văn Thù Sư Lợi, dùng Văn Thù làm Bản Tôn. Phẩm Phương Tiện đó là Can Tâm Chân Ngôn bao gồm cái thật của gốc (Bản Thật) vậy »
_Tụng một biến Pháp Hoa Can Tâm Chân Ngôn ngang bằng với tụng 40 vạn bộ Kinh Pháp Hoa.
Trong phần Tán Niệm Tụng có thể tụng thêm Chân Ngôn này.
Theo Khẩu Quyết của Truyền Giáo Đại Sư thì: Kết Bát Diệp Liên Hoa Ấn hồi chuyển trên Chất Đa Tâm, vận tại 10 Pháp Giới rồi giải tán trên đỉnh đầu.
09/03/2014