BÁCH TỰ MINH CHÂN NGÔN (.PDF)
Hán văn: chỉnh lý Nhiên Đăng tạp chí biên tập bộ
Việt dịch: HUYỀN THANH
OṂ_ VAJRA-SATVA SUSAMAYAM- ANUPĀLAYA VAJRASATVA TVENOPATIṢṬA DṚDHO ME BHAVA SUTUṢYO ME BHAVA ANURAKTO ME BHAVA SUPAṢYO MA BHAVA SARVA SIDDHIṂ ME PRAYACCHA SARVA KARMASU CA ME CITTA ŚRIYAḤ KURU HŪṂ HA HA HA HA HOḤ BHAGAVAṂ SARVA TATHĀGATA-VAJRA MĀ ME MUCA VAJRĪ BHAVA MAHĀ-SAMAYA-SATVĀ A HŪṂ PHAṬ
(Theo người dịch thì bách Tự Minh Chú này là:
OṂ_ VAJRASATVA SAMAYAM ANUPĀLAYA_VAJRASATVA TVENA UPATIṢṬA DṚDHO_ME BHAVA SUTOṢYO_ME BHAVA SUPOṢYO_ME BHAVA ANURAKTO_ME BHAVA SARVA SIDDHIṂ_ME PRAYACCHA SARVA KARMASU CA ME CITTAṂ ŚRĪYAṂ KURU_HŪṂ HA HA HA HA HOḤ_ BHAGAVAṂ SARVA TATHĀGATA-VAJRA _ MA ME MUṂCA_VAJRĪ BHAVA_MAHĀ-SAMAYA-SATVA_AḤ HŪṂ PHAṬ )
Kim Cương Tát Đỏa Bách Tự Minh Chân Ngôn có nghĩa bí mật, Công Đức rất hoành vĩ. Sau khi tu Pháp, trì niệm Chú này ba biến thì hết thảy lỗi với sự lầm lần hoặc chảy rỉ của Pháp tu như đồng với một dạng mặt trăng lớn phóng ánh sáng giúp cho toàn vẹn, chẳng vướng lỗi trái ngược với chư Phật Bồ Tát… Không những như điều này, ngoài ra thường tụng Chú này thì có thế làm dụng của Sám Hối nhằm tiêu trừ Nghiệp Chướng, hay chận đứng nhiều niệm ác khiến cho niệm ác chẳng tăng trưởng, hay phá các phiền não, có thể dùng giáng phục Ma Quái, khiến cho Yêu Ma lẫn trốn không còn dấu vết, tăng trưởng phần Phước với Đức Hạnh.
_Có một bản Kinh Điển của Ấn Độ nói như vầy: “Công Đức của năm loại Thắng Trí chẳng bằng niệm một biến Bách Tự Minh”. Bách Tự Minh Chú là Chân Kinh.
_Thật ra, ở bên trong Bách Tự Minh Chú có ba ý nghĩa rất lớn:
1_Tự Tính Thanh Tịnh. Bách Tự Minh Chú làm cho tất cả đều là thanh tịnh, Tự Tính đều là thanh tịnh. Bạn chỉ cần niệm Bách Tự Minh Chú thì tất cả sự ô uế, toàn bộ chuyển hóa thành thanh tịnh. Ấy là đạo lý gì? Do vì Bách Tự Minh Chú cũng là trống rỗng (Śūnya:không), trống rỗng dùng cái gì đề làm đại biểu? Dùng hư không quang tạnh không có mây (vô vân tình không) làm đại biểu. Hình tượng hư không quang tạnh không có mây là cảnh giới của không khí, bất kỳ một thứ Đông, Tây nào ở bên trong hư không quang tạnh không có mây đều có thể hóa làm vô hình, đều là thanh tịnh
2_Tự Tính Chân Như. Ấy cũng là sau khi bạn niệm Bách Tự Minh Chú thì ngang bằng với lúc niệm Chân Như, niệm Chân Lý. Tự Tính của bạn chẳng những là thanh tịnh mà Tự Tính của Bạn cũng là Phật, Phật cũng là thanh tịnh, miệng thanh tịnh, ý thanh tịnh, thân thanh tịnh… toàn bộ đều là thanh tịnh. Bạn cũng ngang bằng với sự đem Nghiệp bản thân của chính bạn, toàn bộ chuyển hóa thành thanh tịnh
3_Tự Tính rộng lớn. Rộng lớn vô biên ấy là Phật. Sự rộng lớn vô biên đó, là có mặt ở khắp mọi nơi, hơn nữa còn rộng lớn vô biên, lớn không có gì bên ngoài, nhỏ không có gì bên trong, cũng là ý nghĩa vô cùng không có bờ mé. Xưa nay vốn thế là vô cùng không có bờ mé, nghiệp gieo trồng nhỏ nhiệm ấy cũng ở trong khoảng vô cùng không có bờ mé hóa làm vô hình.
_Bởi thế ý nghĩa rất chủ yếu của Kim Cương Tát Đỏa Bách Tự Minh là trống rỗng (Śūnya: không), liên kết với Nghiệp của bạn là trống rỗng (Không) cũng là Thân Nghiệp trống rỗng, Ý Nghiệp trống rỗng, Khẩu Nghiệp trống rỗng… toàn bộ hóa làm cảnh trống rỗng (Không Cảnh) là một loại Pháp bậc nhất Sám Hối rất thù thắng.
Do vậy, bạn niệm Kim Cương Tát Đóa Bách Tự Minh Chú thì ý nghĩa rất chủ yếu cũng là đem tất cả Nghiệp, toàn bộ hóa làm sự trống rỗng thanh tịnh. Ấy cũng là ý nghĩa của Kim Cương Tát Đóa Bách Tự Minh Chú
21/02/2014