ĐỊA TẠNG BỒ TÁT DIỆT ĐỊNH NGHIỆP CHÂN NGÔN (.PDF)
Hán văn: chỉnh lý Nhiên Đăng tạp chí biên tập bộ
Việt dịch: HUYỀN THANH
Địa Tạng Vương Bồ Tát, tên Phạn là Khất Xoa Để Nghiệt Bà (Kṣiti-garbha), Mật Hiệu là Bi Nguyện Kim Cương.
Ở trong Kinh Địa Tạng Thập Luân ghi nhận rất nhiều Hóa Thân (Nirmāṇa-kāya) của Địa Bồ Tát, có thân Phạm Vương, thân Đại Tự Tại Thiên, thân Phật, thân Thanh Văn. Danh xưng hiển hiện ở trong sáu đường đều chẳng đồng nhau.
_Pháp Tướng của Địa Tạng Vương Bồ Tát có rất nhiều. Một dạng là đầu đội mão năm Phật, tay nâng viên ngọc Quang Minh, thân khoác áo cà sa, ngồi trên tòa hoa sen, tay cầm Tích Trượng cũng rất nhiều.
_Sức Đại Uy Thần của Địa Tạng Vương Bồ Tát chính xác như Kinh Địa Tạng Thập Luân: “Thiện Nam Tử này đầy đủ thành tựu vô lượng vô số Công Đức thù thắng chẳng thể nghĩ bàn, thường siêng tinh tiến, lợi ích an vui tất cả hữu tình. Trong quá khứ từng ở chỗ của vô lượng vô số căng già sa đẳng Phật Thế Tôn, vì muốn thành thục lợi ính an vui các hữu tình, cho nên phát khởi Đại Bi bền chắc chẳng hoại, dũng mãnh tinh tiến, Thệ Nguyện không cùng tận, tăng thượng Thế Lực bền chắc chẳng hoại. Ở một ngày một đêm hoặc một bữa ăn, hay độ vô lượng trăm ngàn câu chi na dữu đa số các loài hữu tình đều khiến giải thoát mọi loại lo khổ, với khiến cho tất cả như Pháp đã mong cầu mãn túc Ý Nguyện”
_Địa Tạng Vương Bồ Tát Diệt Định Nghiệp Chân NGôn:
“Ông, bát la ma ninh, đả ninh, thoa cáp”
OṂ_ PARAMANI DHANĪ SVĀHĀ
[Theo người dịch thì Chân Ngôn này là :
OṂ _ PRAMAṆI-PATI _ SVÀHÀ
(Quy mệnh Đức Thắng Như Ý Ma Ni Bảo Chủ, quyết định thành tựu tốt lành)
Hoặc :
OṂ _ PRAMAṆI-DĀNE _ SVĀHĀ
(Hỡi Đức Thắng Như Ý Ma Ni Bảo, hãy ban cho sự thành tựu tốt lành)]
Chân Ngôn ấy căn cứ vào sự ghi chép của Đà La Ni Tập Kinh là Địa Tạng Bồ Tát Pháp Thân Ấn Chú, Nhân nghĩa ấy có ý tứ là: tồi phục, diệt tan, phá vỡ thành bụi phấn tất cả nghiệp tội, tội chướng, nghiệp ác… cho nên từ xưa xưng gọi Chú này là Diệt Định Nghiệp Chân Ngôn. Tu trì Chân Ngôn này có thể cùng với Pháp Thân của Địa Tạng Bồ Tát tương tức tương nhập, dung hợp làm một.
_Triều Minh, niên đại Sùng Trinh: Lý Tự Thành gây loạn khiến cho sinh linh rất khốn khổ, các đất ở Trung Nguyên phát sinh mất mùa, bỏ hoang rất nghiêm trọng. Ngay lúc này, Đại Sư Ngẫu Ích là bậc cao tăng trụ tại núi Cửu Hoa kết Đàn 100 ngày, trì tụng Diệt Định Nghiệp Chân Ngôn 500 vạn biến. Sau đó lại cảm triệu Đệ Tử của bốn Chúng cùng nhau trì tụng mười vạn vạn biến. Đối với Kiếp đao binh trong cuối triều Minh sinh ra tác dụng tiêu trừ rất lớn.
_Trì tụng Diệt Định Nghiệp Chân Ngôn chính là nơi thù thắng, dùng cầu xin Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Từ Bi nhiếp thọ gia bị… mới có thể giảm nhẹ và chuyển biến tất cả Định Nghiệp, Cộng Nghiệp, Nghiệp Chướng và tăng trưởng Phước Tuệ.
18/02/2014