Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương
bach-y-quan-am BẠCH Y QUÁN ÂM
Saturday, 18/05/2013 10:00 am
Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Posted by: MT | 19/05/2013

BẠCH Y QUÁN ÂM

DOWNLOAD FILE PDF

Biên soạn: HUYỀN THANH

Bạch Y Quán Âm tên Phạn là Pāṇḍara-vāsinī, dịch âm là Bán Nõa La Phộc Tất Ninh, Phả Nõa La Phộc Tất Ni, dịch ý là Bạch Xứ, Bạch Trú Xứ. Lại còn gọi là Bạch Xứ Tôn Bồ Tát, Đại Bạch Y Quán Âm, Phục Bạch Y Quán Âm, Bạch Y Quán Tự Tại Mẫu. Là Tôn thứ sáu trong 33 Thể của Quán Âm, trong đó Bạch Y Quán Âm mặc áo mỏng màu trắng, ngồi ở đám cỏ mềm mại  trên tảng đá, tay kết Định Ấn, ngồi Kiết Già. Hình tượng này tương đương với thân Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni trong 33 thân của Quán Âm.

 image001

_“Đại Nhật Kinh Sớ”, quyển 5 ghi chép rằng: “Bán Nõa La Phộc Tất Ninh đặt ở bên phải Đa La (Tārā), dịch là Bạch Xứ. Tôn này thường ở trong Hoa Sen trắng, cho nên dùng làm tên”.

_“Đại Nhật Kinh Sớ”, quyển 10 lại nói: “Bạch tức là Tâm của Bồ Đề, Trụ cũng là Tâm Bồ Đề, tức là Bạch Trụ Xứ vậy. Tâm Bồ Đề này sinh ra từ cảnh giới Phật, thường trụ này hay sinh ra Chư Phật. Đó là Quán Âm Mẫu, tức là Liên Hoa Bộ Chủ vậy”.

Do đây có thể biết, Tôn này thường ở trong Hoa Sen trắng, cho nên gọi là Bạch Xứ  hoặc Bạch Trụ Xứ Bồ Tát.

Lại nữa, do Tôn này trụ ở tâm Bồ Đề trắng tịnh nên xưng là Đại Bạch Y Quán Âm, Bạch Xứ Tôn Bồ Tát, Bạch xứ  Quán Âm, Bạch Y Quán Tự Tại Mẫu. Tôn này biểu thị cho BỘ MẪU của Liên Hoa Bộ (Padma Kulāya) hay sinh ra các Tôn thuộc Liên Hoa Bộ.

_ “Giác Thiền Sao”, “A Sa Phộc Sao” đều cho rằng Tôn này đồng với Diệp Y Quán Âm

_ “Bạch Bảo Khẩu Sao” lại ghi rằng: “Lại toàn thể trú nhập vào trong lá Sen, dùng lá Sen làm quần áo, cho nên có tên gọi là Diệp Y Quán Âm”.

 image007

Hình tượng của Bạch Y Quán Âm, trong Kinh Quỹ đều nêu khác nhau.

_“Đại Nhật Kinh Sớ”, quyển 5 ghi chép là: “Đỉnh đầu đội Mão tóc kết của hàng Trời (Thiên Phát Kế Quan), thân mặc áo màu xanh mỏng, tay trái cầm Hoa Sen nở”.

  image009

_Kinh “Nhất Tự Phật Đỉnh Luân Vương”, quyển 3 ghi nhận: “Tay trái tác Thí Nguyện Ấn, tay phải cầm viên ngọc báu Chân Đa Ma Ni”.

_ “Giác Thiền Sao”có nêu rõ Bạch Y Quán Âm có hình Từ Bi mềm mại, như là Thiên Nữ mặc áo trắng mỏng, tóc trên đầu phủ vải lụa trắng, trên đỉnh đội Tôn Bản Sư A Di Đà, tay trái cầm Tràng Hạt, tay phải cầm Ấn Văn, chân đạp lên Hoa Sen trắng”.

Lại có nêu tay trái cầm Ấn Thược, tay phải cầm cành Dương Liễu, hoặc đứng trên hai Hoa Sen, tay phải cầm Tràng Hạt, tay trái dùng móng ngón cái và ngón vô danh vịn nhau…. Chẳng giống với đồ hình đã lưu truyền.

 image013

_“A Sa Phộc Sao” còn có nói tay trái cầm cây Gậy hoặc sợi Dây, tay phải cầm rương Kinh Phạn Bát Nhã”

_Kinh “Bất Không Quyến Sách”, quyển 8, quyển 9, quyển 30 thì ghi nhận: “Tay trái cầm Hoa Sen, tay phải giơ chưởng hoặc duỗi bàn tay ngửa hướng lên trên”

 image019

Ngoài ra còn có tượng 3 mặt 6 tay, phần nhiều là tượng nuôi con nít nên là đối tượng của những người cầu con. Do đó Tôn này còn có tên là Tống Tử Quan Âm

  

Tây Tạng còn thờ phượng Tôn Tượng của Bạch Y Quán Âm chung với các Tôn

 image022

Trong Quán Âm Viện của Thai Tạng Giới Man Đa La ghi nhận Tôn có thân màu vàng trắng, khoác áo trắng có một mặt hai tay. Tay phải duỗi các ngón ngửa ra hướng xuống dưới thành Ấn Dữ Nguyện (Varada Mudra),  tay trái co lại cầm cành hoa sen trắng. Ngồi Kiết Già trên hoa sen đỏ.

 image024

Mật Hiệu là: Ly Cấu Kim Cương, Phổ Hóa Kim Cương

Chữ chủng tử là PA hay PAṂ

Tam Muội Gia Hình là: Hoa sen hé nở

 image026

Tướng Ấn là:Bạch Xứ Tôn Ấn. Hai tay tác Hư Tâm Hợp Chưởng, co hai ngón vô danh vào trong lòng bàn tay, kèm hai ngón cái chạm hai ngón vô danh biểu thị cho Tôn này là Bộ Mẫu của Liên Hoa Bộ, hay sinh các Tôn trong Liên Hoa Bộ

 image028

Chân Ngôn là:

Namaḥ samanta-buddhānāṃ_ Tathāgata-viṣaya saṃbhave padma-mālini svāhā 

Từ xưa đến nay dùng Bạch Y Quán Âm làm Bản Tôn để tu Pháp cầu thỉnh được Tức Tai, Diên Mệnh… thì gọi là Bạch Y Quán Âm Pháp hoặc Bạch Xứ Tôn Pháp.

07/05/2013

Advertisements