DƯƠNG LIỄU QUÁN ÂM
Biên soạn: HUYỀN THANH
Dương Liễu Quán Âm: là Tôn thứ nhất trong 33 Thể của Quán Âm. Do Tôn này vì lợi ích chúng sinh mà thuận theo nguyện vọng của họ để hiện bày, cũng giống như cành Dương Liễu thuận theo gió bay phất phới mà không thể làm trái nghịch được, nhân đây mới có tên gọi là Dương Liễu Quán Âm. Đặc trưng của Tôn này là tay phải cầm cành Dương Liễu, lấy sự cứu tế bệnh tật mọi người làm Bản Thệ. Do đó trong Kinh Điển có nói: “Nếu muốn tiêu trừ mọi bệnh trên thân, cần phải nên tu tập Pháp thuốc men của cành Dương Liễu”
Hình tượng của Tôn này thường thấy là: Ngồi xổm trên mỏm núi đá, tay phải cầm cành Dương Liễu (có thuyết nói biểu thị cho Tam Muội thuộc tay phải cầm Dương Liễu của Thiên Thủ Quán Âm), lòng bàn tay trái mở ra để ở trước ngực. Hoặc là tay trái cầm cái Tịnh Bình.
Hình Tượng Tôn này từ xưa phần nhiều là hình vẽ khắc. Tượng Dương Liễu Quán Âm Bồ Tát lưu hành ở thế gian là tay phải cầm cành Dương Liễu hoặc cắm cành Liễu vào trong bình bên phải tòa ngồi, ngồi ngay thẳng trên bàn đá bên cạnh dòng nước.
Sau này hình tượng Dương Liễu Quán Âm còn được minh họa theo tư thế đứng
_ Dương Liễu Quán Âm được xem là tương đương với thân Dược Vương Quán Tự Tại. Tượng Dược Vương Quán Tự Tại này Tướng tốt trang nghiêm, tay phải cầm cành Dương Liễu, tay trái chấp lại để trên vú trái”.
_ Do Bản Thệ cứu tế bệnh tật cho chúng sinh, nên Tôn này còn được xem là nơi hóa hiện tay cầm cành Dương Liễu trong Thiên Thủ Quán Âm. Nếu có người nào tu Pháp thuốc men của cành Dương Liễu cũng có thể tiêu trừ các loại bệnh nan y.
Tôn này có chữ chủng tử là SA
Chân Ngôn là:
Oṃ_ Vajra-dharma bhaiṣajya-rājāya svāhā
*) Hệ thống Mật Giáo ghi nhận Pháp tay cầm cành Dương Liễu của Thiên Thủ Quán Âm là:
_Thiên Quang Nhãn Kinh ghi là: “Nếu muốn tiêu trừ mọi bệnh trên thân , nên tu pháp thuốc của nhành Dương Liểu . Tụng Dược Vương Quán Tự Tại , tướng tốt đẹp trang nghiêm như trước. Chỉ có tay phải cầm nhành Dương Liểu, tay trái hiển chưởng đặt trên vú”
Tướng Ấn là: Tay phải co cánh tay, buông các ngón rũ xuống .
Chân Ngôn là: “Án – Phộc nhật la đạt ma (Kim Cương Pháp) Bệ sái nhĩ gia (thuốc) la nhạ gia (hàng vua chúa) sa phộc hạ”.
OṂ – VAJRA-DHARMA – BHAIṢAIJYA-RĀJĀYA – SVĀHĀ.
_Thiên Thủ Kinh ghi là: “Nếu muốn trị các thứ bệnh trên thân, nên cầu nơi tay cầm nhành Dương Liểu”
-Chân Ngôn là: “Án –Tô Tất Điạ, ca rị, phạ rị đa nẫm, đa mục đa duệ, phộc nhật la bạt đà, hạ nẵng hạ nẵng, Hồng phấn tra”
OṂ (Quy mệnh) SUSIDDHI KARI (tác diệu thành tựu) VARDHĀNĀṂ SAMUKTĀYE (tăng trưởng thiện giải thoát) VAJRA-BANDHA (Kim Cương Phộc) HANA HANA (thiêu đốt, đốt cháy) HŪṂ (Hộ khắp) PHAṬ (phá bại)
Dương Liễu là một loại cây mọc cạnh bờ ao hay bờ nước tắm rửa nên lá liểu hay sanh ra nước mát mẻ. Do đó Dương Liễu biểu thị cho loại thuốc lá mát mẻ (lương dược) dùng để trừ nhiệt ác.
Quán Thế Âm Bồ Tát dùng bản nguyện Từ Bi xông ướp Thụ Vương (cây vua) nên cầm nhành Dương Liễu tẩy rửa các bệnh trên thân của chúng sanh khiến cho họ mạnh khoẻ.
Bệnh thường có ba loại bệnh là:bệnh do nghiệp báo, bệnh do bốn Đại chẳng hòa, bệnh do Quỷ Thần gây ra.
Khi bị Tỳ Xá Na Uy Quỷ gây bệnh thì Quán Thế Âm Bồ Tát dùng nước sạch rửa cành Dương Liễu vẩy lên thân, trừ tất cả các bệnh nhiệt (nóng bức, sốt) khiến cho thân được mát mẻ.
-SAO ghi: “Dùng Nhành Dương Liểu chú 108 biến hòa với nước đem tắm rửa thân thể thì trừ được 444 bệnh (KHẨU ghi là trừ 404 bệnh)
-TẬP KINH ghi: Tất cả bệnh Quỷ đều dùng Dương Liễu màu xanh .
Muốn thành tựu pháp này. Hành Giả lấy ba nhành Dương Liểu đặt trước Bản Tôn,tác tưởng niệm Chú 108 biến, sau đó hòa hợp với nước sạch trong. Nấu nước xong vẩy lên thân thể thì trừ được các bệnh.
Như KINH nói: 4800 bệnh của Thế Gian, không có gì không trị được.
06/05/2013