Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương
nam-uan NĂM UẨN
Tuesday, 30/04/2013 10:00 am
Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Posted by: MT | 01/05/2013

NĂM UẨN

DOWNLOAD (24 trang, 367 KB)

Trong suốt thời gian chuyển bánh xe Pháp (Dharma-cakra) hóa độ chúng sinh, Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh rằng: “Như Lai chỉ dạy có một điều là sự đau khổ sự chấm dứt đau khổ” (P:Dīgha-nikāya, Trung A Hàm)

Thật ra, sự khổ đau chỉ có ý nghĩa trong hiện tại mà thôi, bởi vì quá khứ đã trôi qua và tương lai chưa thật đến, cho nên người tri thức Phật Tử theo đuổi mục đích tối thượng là sự diệt khổ cần phải biết rõ ràng các nguyên nhân gây ra khổ đau và phải nắm vững các phương pháp phá bỏ xiềng xích phiền não vây bủa bản thân mình, cũng như hướng dẫn người khác thực hiện đường lối tu tập Giáo Pháp Giải Thoát chân chính, đồng thời việc làm ấy phải được quan niệm thực hành ngay tại chỗ trên xác thân đang mang này.

Trong thực tế, sự khổ đau phiền não có rất nhiều dạng, nhưng vẫn không ra ngoài sự khổ đau của xác thân và sự phiền não của tâm hồn. Chính vì có xác thân cho nên phải chịu sự bức bách của: nóng lạnh, đói khát, đau yếu, già nua, chết chóc và các tai nạn do thiên nhiên tạo tác (hạn hán, bão tố, lụt lội, động đất, hỏa hoạn…) hay do con người gây ra (cướp bóc, hãm hiếp, giết hại, áp bức, bóc lột, lừa đảo, trộm cắp, hành hạ…). Cái khổ của thân kéo theo cái khổ của tâm là phải tìm cách chống lại nóng lạnh, lo tìm thức ăn uống chống lại sự đói khát, lo chạy tìm thuốc men cứu chữa bệnh tật, lo tìm cách ngăn ngừa sự già nua chết chóc, lo tìm phương cách đối phó với các tai nạn do thiên nhiên hay do con người tạo ra. Ngoài ra còn trăm ngàn nỗi thống khổ khác vây bủa thân tâm như: bực dọc vì xích mích cãi vã xung đột. Sự oán ghét khi ta đối nghịch với người. Sự thất vọng khi mong cầu không vừa ý. Sự chán chường buồn nản chỉ vì niềm vui chỉ thoáng qua rồi mất. Sự chán ghét vì phải chung sống với người, vật, xã hội mà ta không ưa thích. Sự thương mến quyến luyến người, vật, xã hội mà ta ưa thích đã tàn phai. Sự oán hận khi bị bóc lột, áp bức. Sự tủi hận khi thất thế sa cơ. Sự nhọc nhằn mặc cảm trong cảnh nghèo hèn khốn khó. Sự lo sợ vì không muốn mất vật quý…. Và tất cả mọi sự phiền não khổ đau được kết tụ nơi năm Uẩn (Pañca-skandha) là: Sắc (Rūpa: hình thể vật chất), Thọ (Vedanā:cảm giác), Tưởng (Saṃjñā: tri giác), Hành (Saṃskāra: lưu chuyển tạo ứng), Thức (Vijñāna: nhận thức, hiểu biết). Trong đó xác thân thuộc về Sắc Uẩn; còn bốn Uẩn Thọ, Tưởng, Hành, Thức chính là tâm hồn hay tinh thần

Kinh Tạp A Hàm (P: Saṃyutta-nikāya) 21 có ghi: “Kẻ nào vui thích trong năm uần: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Thật ra kẻ đó vui thích với những điều thống khổ và chẳng mong dứt khổ được”

Uẩn (Skandhā): hay Ấm là sự kết hợp chồng chất che mờ Trí Tuệ làm cho ta không nhận biết được thật tướng của sự vật, cũng như không thấu tỏ được bản thể Như Như và từ sự mê lầm này đã phát sinh lòng tham ái chấp thủ về cuộc sống, đồng thời sự phiền não khổ đau nương vào đó nảy sinh.

_Sắc (Rūpa): biểu thị cho phần vật chất (Sắc Pháp) gồm có bốn Đại Chủng (đất, nước, gió, lửa), các giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý), các đối tượng của giác quan (hình sắc, âm thanh, mùi ngửi, vị nếm, cảm xúc va chạm, pháp cảnh).

Sắc có tính biến ngại nghĩa là luôn luôn biến đổi thể trạng và tạo nên các chướng ngại. Do đó mọi hình sắc (Rūpa:sắc), âm thanh (Śabda:thanh), mùi ngửi (Gandha:hương), vị nếm (Rasa: vị), cảm xúc va chạm (Spraṣṭavya: xúc) thường xuyên vận động lưu chuyển trao đổi, hòa hợp cùng nhau tạo thành muôn hình muôn tượng, đồng thời muôn hình muôn tượng này lại được lưu giữ trong tâm tạo nên vô biểu sắc của Pháp Cảnh (Dharma: Pháp). Vì không nhận biết được hình thể vật chất chỉ là Duyên khởi như Huyễn, chỉ tạm hòa hợp để hiện hữu chứ không có Tự Tính riêng biệt nên chúng sinh thường nhận thấy hình thể vật chất là có hình tướng hoặc không có hình tướng, rồi chấp trước cho là tướng trạng đó thật có hay thật không, và sự cố chấp này đã che lấp Trí Tuệ làm cho ta không nhận chân được thật tướng của Sắc. Lúc đó các Sắc chất sẽ chồng chất lên nhau và phối hợp với sự cố chấp ấy tạo thành Sắc Uẩn (Rūpa-skandha).

Khi Sắc Uẩn được hình thành thì các Sắc chất sẽ xâm nhập vào tâm, khơi động những trạng thái tùy thuộc Sắc Uẩn, làm phát sinh Luyến Ái Ngã Chấp về đời sống đồng thời sự đau khổ phiền não nương vào đó nảy sinh.

 .)Như khi mắt nhìn thấy một hình sắc: nếu có sự ưa thích sẽ phát sinh lòng Tham (Rāga), nếu không vừa lòng sẽ phát sinh lòng Sân (Dveṣa), nếu không biết được bản chất hay thật tướng của hình sắc sẽ phát sinh lòng Si (Moha). Cả ba cảm xúc bất thiện Tham, Sân, Si này nếu không được thỏa mãn sẽ thúc đẩy chúng sinh lao vào các hành động sai trái và thọ nhận hậu quả khổ đau.

Ví dụ: Một người làm thủ quỹ ngân hàng, do lòng tham của cải phát sinh nên đã tìm cách trộm cắp tài vật về làm của riêng cho đến lúc bị phát giác thì người ấy phải chịu sự đọa đầy khổ đau trong tù ngục.

 .)Hoặc một người nóng tính, khi đi đường bị kẻ khác đụng phải thì rất dễ nổi lòng sân. Nếu không được xin lỗi và bồi thường thích đáng để làm thỏa mãn lòng sân nộ thì người ấy rất dễ gây gỗ và đánh nhau để chịu sự thương tổn xác thân.

 .)Hoặc một người mê sắc lại gặp phải một thiếu phụ xinh đẹp đã có chồng. Do nảy sinh lòng si mê, người ấy vẫn tìm cách quyến rũ thiếu phụ nọ để thỏa mãn lòng si mê bất chấp sự tàn hại xảy ra đối với gia đình ấy. Đến khi bị người chồng hoặc gia đình người chồng biết được thì họ dùng nhiều biện pháp ngăn trở như hăm dọa, đánh đập, giết hại và kẻ mê sắc kia phải chịu mọi hậu quả khổ đau.

_Thọ (Vedanā): biểu thị cho các cảm giác được nảy sinh do sự tiếp xúc của những cảm quan vật lý và tâm lý đối với thế giới bên ngoài.

Thọ có tính lãnh nạp nghĩa là thu nhận các cảm giác không phân biệt chúng là dễ chịu (vui), khó chịu (khổ) hay trung tính (không vui không khổ). Vì không biết các cãm giác ấy chỉ là hư giả và vô thường mà lại chấp nhận là thật có cho nên sự cố chấp này đã che lấp Trí Tuệ làm cho ta không nhận chân được thật tướng của cảm giác (thọ). Lúc đó các cảm giác sẽ chồng chất lên nhau và phối hợp với sự cố chấp này tạo thành Thọ Uẩn (Vedanā-skandha).

Khi Thọ Uẩn được hình thành thì các tư cách cảm giác sẽ xâm nhập vào tâm khơi động những trạng thái tùy thuộc vào Thọ Uần làm phát sinh luyến ái ngã chấp về đời sống đồng thời sự phiền não khổ đau nương vào đó nảy sinh.

 .)Như khi gặp một chuyện không vừa lòng thì cảm giác khổ nảy sinh. Bình thường ta mong muốn điều trái ý gây khó chịu ấy chấm dứt. Nếu điều khó chịu ấy không chấm dứt mà lại tiếp tục tăng thêm thì sự khó chịu mỗi lúc mỗi chồng chất và lòng sân nộ không được thỏa mãn thì sự Khổ Khổ (Duḥkha-duḥkha) xuất hiện. Tức là khi Phi Hữu Ái (Abhāva-tṛṣṇā) tác động lên thân tâm thì Khổ Khổ xuất hiện.

Ví dụ: một người bị đau răng sẽ thọ nhận cảm giác khó chịu. Sau khi tìm mọi phương cách để xóa bỏ cảm giác đau nhức ấy nhưng vẫn không được và người đó lại không tự chủ nổi thì dẽ sinh cảm giác bực tức oán giận nghĩa là càng tăng thêm cảm giác đau khổ.

 .)Khi gặp một chuyện vui, ta cảm thấy hài lòng. Bình thường ta muốn cảm giác khoan khoái vui vẻ ấy tồn tại mãi mãi, nhưng thật ra cảm giác vui vẻ ấy sẽ tự động chấm dứt để thay thế bằng cảm giác khác, trong khi ta lại muốn cảm giác vui này tồn tại mãi bên mình. Do lòng tham ái không được thỏa mãn thì nỗi khổ đau luyến tiếc sự tan hoại hiện ra, hay sự Hoại Khổ (Vṛtti-duḥkha) xuất hiện. Tức là khi Hữu Ái (Bhava-tṛṣṇā) tác động lên thân tâm thì sự Hoại Khổ xuất hiện.

Ví dụ: hai người yêu nhau tha thiết và muốn được chung sống cùng nhau. Nhưng duyên phận không chiều lòng người, dẫn đến sự chia ly. Từ đấy trở về sau, người này luôn ôm ấp sự thương nhớ người kia và dấy lên sự trách móc oán hận cả đời.

TÌNH HẬN

Gặp gỡ nhau rồi xa cách nhau
Lòng riêng riêng chất chứa u sầu
Ai xui duyên vỡ đường tơ đứt
Cho nát tâm hồn, hận khắc sâu?!… 

Người cứ lạnh lùng mãi thế sao?
Có hay tim hận, máu sôi trào
Bao đêm trằn trọc, hồn cay đắng
Ai khiến ân tình vướng đớn đau?!… 

Tình lỡ xui hồn than oán than
Buồn thương yêu ghét cứ dâng tràn
Ai đem cay đắng vào nhung nhớ
Cho kẻ yêu đương chịu bẽ bàng?!…

Mối hận này mang suốt cả đời
Bao giờ nhắm mắt mới buông xuôi
Tình ơi! Mi chính là chi thế ?
Gây khổ cho lòng, hận chẳng nguôi!…”

 .)Khi va chạm với trần cảnh mà ta không hiểu rõ bản chất hay thật tướng của nó, hoặc không lưu tâm đến nó thì trong tâm của ta sẽ phát sinh lòng Si kèm theo cảm giác không vui không khổ. Cảm giác bình thường sẽ tự động chấm dứt để thay thế bằng cảm giác khác. Nếu ta phát khởi mong muốn cảm giác dững dưng ấy tồn tại mãi mãi, hoặc ước mong trạng thái cảm giác khác hiện hữu mà không được, hoặc chỉ được trong một khoảng thời gian rồi lại biến mất thì lòng Si không được thỏa mãn, lúc đó sự hành Khổ (Saṃskrāra-duḥkha) xuất hiện. Tức là khi Dục Ái (Kāma-tṛṣṇā) tác động lên thân tâm thì Hành Khổ xuất hiện.

Trong ba trạng thái phiền não khổ đau này thì sự Khổ Khổ và Hoại Khổ có ý nghĩa và giá trị ngay trong đời hiện tại, còn sự Hành Khổ thì rất vi tế, bao trùm cả ba đời quá khứ hiện tại vị lai và sự Hành Khổ chỉ thật sự chấm dứt khi luyến ái ngã chấp về đời sống bị tiêu diệt tận gốc rễ. Thế nên trong ba trạng thái thằng thúc phiền não thì lòng tham lam và lòng sân nộ tương đối dễ dứt sạch được, còn lòng si mê thì rất khó hủy diệt.

_Tưởng (Samjñā): là sự nhận biết của các cảm giác như hình sắc, âm thanh, mùi vị… kể cả nhận biết Ý Thức đang hiện diện.

Tưởng có tính thủ tượng nghĩa là lưu giữ các ấn tượng về hình ảnh, màu sắc, âm thanh…trong tâm để nhận biết sự vật là vật lý hay tâm linh.

Khi tâm đối với thân, đối với cảnh…tạo ra các tướng nơi thân nơi cảnh rồi nương theo cảnh đó tướng đó đặt những tên gọi cho sự vật. Vì chấp trước cho rằng các cảnh danh ngôn ấy đều là thật có mà không hiểu được rằng các cảnh danh ngôn ấy chỉ là hư huyễn giả lập, nên che lấp Trí Tuệ không nhận chân được thật tướng của cảnh danh ngôn hay thật tướng của Tưởng. Lúc đó sự tri giác về các cảnh danh ngôn sẽ chồng chất lên nhau và phối hợp với sự cố chấp này tạo thành Tưởng Uẩn (Saṃjñā-skandha).

Khi Tưởng Uẩn được hình thành thì sự thỏa thích chấp nhận xâm nhập vào tâm, khơi động những trạng thái tùy thuộc Tưởng Uẩn làm phát sinh luyến ái ngã chấp về đời sống, đồng thời sự phiền não khổ đau nương vào đó nảy sinh.

Ví dụ: thời Trung Cổ, một vài học thuyết đã nhận định rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ đồng thời mặt trời, mặt trăng với các ngôi sao đều chuyển động chung quanh trái đất. Nhiều người có quyền lực tuân theo học thuyết này, sẵn sàng gây hấn hoặc tàn hại bất kỳ ai có nhận định ngược lại.

_Hành (Saṃskāra): những hoạt động tâm lý sau khi có Tưởng.

Hành có tính tạo tác nghĩa là phối hợp các hoạt động của Tâm Ý để luân chuyển các tác nhân được gây nên qua các việc làm của thân, miệng, ý trong quá khứ tạo thành kết quả ở tương lai.

Do tất cả sự vật kể cả ý niệm tư tưởng đều sinh rồi diệt, diệt rồi sinh theo luật trùng trùng duyên khởi. Vì không nhận biết được định luật Nhân Duyên như Huyễn, chính nơi sinh chẳng có cái gì đáng gọi là sinh, chính nơi diệt chẳng có cái gì đáng gọi là diệt mà lại chấp rằng thật có sinh, thật có diệt cho nên che lấp Trí Tuệ làm cho không nhận rõ được thật tướng của sự vật, ý niệm. Sự cố chấp này đã phối hợp với các chủng tử hiện hành trong tâm tạo thành Hành Uẩn (Saṃskāra-skandha).

Khi Hành Uẩn được hình thành thì sự phối hợp tư tưởng xâm nhập vào tâm, khơi động những trạng thái tùy thuộc Hành Uẩn làm phát sinh luyến ái ngã chấp về đời sống, đồng thời sự phiền não khổ đau nương vào đó nảy sinh.

Như các trạng thái của con người từ lúc sơ sinh, ấu nhi, thiếu nhi, thiếu niên, trung niên, bô lão, chết...mỗi mỗi trạng thái đều sai biệt hoàn toàn kể cả hình vóc và tâm lý. Cho nên biết rằng đời người gồm có vô số đời sống nối tiếp nhau tương tục giả mà thành. Cũng như con sông được nhận biết là nhờ ở hai bên bờ sông chứ nước sông mỗi lúc mỗi tuôn chảy và nước trong sông hoàn toàn sai khác. Bởi không nhận biết được thật tướng của Hành nên chúng sinh đã khởi tham ái chấp trước, tranh đoạt danh vị tài sắc; hoặc lường gạt, trộm cắp, giết hại, áp bức, xâm hại… lẫn nhau, cứ mãi quay cuồng trong vòng tội ác và chịu đắm chìm trong nỗi thống khổ

_Thức (Vijñāna): bao gồm sáu dạng ý thức liên hệ tới sáu giác quan gồm có Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỵ Thức, Thiệt Thức, Thân Thức, Ý Thức… tức là sự hiểu biết phân biệt, cho nên còn gọi là năng thức

Thức có tính liễu biệt nghĩa là phân biệt rõ ràng chủ khách, ta người, đây đó, thân sơ, thiện ác, tốt xấu…

Trong thực tế, các Thức theo nghiệp báo hiện ra thân thể cùng với môi trường sinh hoạt chung quanh của ta. Hàng ngày lại nhận thêm sự huân tập của các nghiệp mới mà chuyển biến không cùng. Vì mê lầm, ta tưởng rằng có một bản ngã riêng biệt đối lập với ngoại giới, rồi khởi chấp trước cho rằng sự nhận thức của ta mới chân chính và phán xét vạn hữu theo quan niệm riêng tư. Do đó, không hiểu rằng sự hiểu biết chiếu soi chỉ là cái dụng của Bản Thể không riêng biệt ví như làn sóng hiện ra trên biển cả. Sự nhận lầm cái dụng với Bản Thể thanh tịnh như thế đã che mờ Trí Tuệ làm cho ta không hiểu rõ được thật tướng của vạn hữu. Sự mê lầm này đã phối hợp với các sự hiểu biết trong tâm tạo thành Thức Uẩn (Vijñāna-skandha).

Khi Thức Uẩn được hình thành thì những trạng trái tùy thuộc Thức Uẩn làm phát sinh luyến ái ngã chấp về đời sống, đồng thời sự phiền não khổ đau nương vào đó nảy sinh.

Ví dụ: một người mất tài sản lại nghi anh hàng xóm lấy trộm, cho nên nhận thấy mọi cử chỉ hành động của anh ta đều có tướng ăn trộm, đồng thời quyết đoán anh ta là kẻ xấu và oán ghét anh ta. Bởi thế mỗi khi gặp mặt anh ta, người này thường nảy sinh cảm giác khó chịu và nếu có dịp sẽ sẵn sàng gây hấn cùng anh ta.

 .)Hoặc trước đây, ta ghét một kẻ sát nhân, nay gặp lại thì ta thường nảy sinh cảm giác chán ghét, sợ hãi và cương quyết lánh xa dù rằng hiện tại họ đã cải sửa tu tập

Cụ thể như vua Ba Tư Nặc (Prasenajit) kinh hoàng khi nghe tin Đức Phật nhận tên sát nhân Vô Não (Aṅguli-māla) vào Tăng Đoàn và dân chúng nước ấy vẫn hoảng sợ xa lánh Ngài, tuy rằng Ngài đã chứng quả A La Hán (Arhat)

 .) Hoặc một bà mẹ cho con bú, săn sóc, vỗ về, chiều chuộng, nuôi nấng…cả cuộc đời, cả tâm hồn đều đặt vào đứa trẻ. Đức con lớn lên thành người, một người đê tiện cục súc, ngày ngày hành hạ chửi mắng bà mẹ. Nhưng bà mẹ vẫn bám níu lấy đứa con, nếu lý trí nổi lên phê phán thì bà lại vỗ về , che dấu bằng một tình thương!!!…

“Dù con ngỗ nghịch hoặc hiền ngoan
Tình mẹ bao la mãi chẳng tàn
Con mãi là con, con của mẹ
Đứa con khờ dại, mẹ cưu mang”

Như thế, do tính liễu biệt mà Thức Uẩn thường nhận biết sai lầm về thực tại và từ đó chịu nhiều sự phiền não khổ đau bủa vây.

_ Năm Uẩn (Pañca-skandha) thường có khuynh hướng kết hợp Uẩn này với Uẩn kia, giao lưu chằng chịt, tác động qua lại, nhanh chóng liên tục tạo thành một nhóm khó thể phân chia. Trong đó Thức Uẩn bao trùm xuyên thấu các quá trình hoạt động của 4 Uẩn kia từ sinh đến diệt, khi là Quả lúc là Nhân để nảy sinh luyến ái và ngã chấp về đời sống. Hay rõ hơn Thức Uẩn chính là Tâm Thức bao gồm chủng tử của các Pháp do Hành huân tập để hình thành nghiệp báo tạo ra xác thân, đời sống hiện tại và môi trường sinh hoạt chung quanh đồng thời lại huân tập thêm các chủng tử mới để gây nên sự chuyển biến sinh diệt không ngừng.

Khi thân căn va chạm với Trần cảnh (Sắc) thì nảy sinh sự rung động trên các dây thần kinh tạo thành cảm giác (Thọ), các cảm giác lại được hệ thần kinh giao cảm chọn lọc để hình thành các ấn tượng (Tưởng), các ấn tượng lại được suy diễn để tổng hợp tư tưởng (Hành) và sự phối hợp tư tưởng đã nảy sinh Nhận Thức (Thức) về Tự ngã và ngoại giới (Trong giai đoạn này Thức là quả của tiến trình hoạt động 4 Uẩn trước). Ngay khi nhận thức về Tự ngã và ngoại giới nảy sinh, vì mê lầm nhiễm trước cho rằng thật có Ta thật có vật nên đã khởi ý chấp trước cho rằng có một bản ngã riêng biệt và đã tác ý thúc đẩy các hoạt động tâm ý tác động lên sự lưu giữ các hình ảnh, màu sắc, âm thanh của tâm tưởng hình thành quan điểm cá nhân và dựa vào 6 Căn để cảm nhận Ngoại giới (Trong giai đoạn này Thức là Nhân thúc đẩy 4 Uẩn kia hoạt động)

5uan

Sự tác động qua lại của các tiến trình trên xảy ra rất là nhanh chóng, chỉ một thoáng đã hiện hữu và tan biến biết bao nhiêu hình ảnh, màu sắc, âm thanh cũng như hiện hữu và tan biến biết bao nhiêu ý niệm, tư tưởng … Trong thực tế nhiều khi sự suy nghĩ, sự nhận biết phát xuất từ 5 Căn (Mắt, tai, mũi. Lưỡi, thân) nhưng lắm lúc nó phát khởi trong Tâm như khi hồi tưởng, mơ mộng, liên tưởng, tư tưởng … nên khi ta suy nghĩ về một điều gì thì nhiều lúc là khởi điểm của sự suy nghĩ do mắt, tai, mũi, lưỡi, thân nhưng thời gian sau nó thuộc về ý thức. Vì vậy, hầu như sự nhận biết phân biệt  của ý thức bao trùm sự nhận biết của 5 Thức trước. Do giá trị chỉ đạo của ý thức nên nếu nhận thức sai lệch sẽ tác ý lầm lẫn và dẫn đến hành động sai trái. Còn nếu nhận thức đúng đắn sẽ tác ý chính xác và dẫn đến hành động chân chính.

Lại nữa, khi 6 Căn va chạm với 6 Trần thì 5 Uẩn phát sinh và Tâm lại dựa vào 6 Căn để nhận biết 6 Trần qua 5 Uẩn. Nhưng 5 Uẩn vừa hiện lên lại biến mất ngay, 5 Uẩn lúc này khác 5 Uẩn lúc trước và khác 5 Uẩn lúc sau. Do dùng sống 5 Uẩn liên tục mà Tâm luôn luôn xao động chẳng lúc nào yên, nên mỗi lúc nhận xét phân biệt Trần cảnh thì con người thường không thể hiểu rõ được thật tướng của Trần cảnh. Nói rõ hơn khi thân căn tiếp xúc với Trần cảnh thì trong Tâm nảy sinh phản ứng là muốn nhận rõ cái va chạm đó và ngay lúc phản ứng là muốn nhận rõ cái va chạm đó và ngay lúc phản ứng, Tâm đã phóng ra một phần tinh thần về hướng kích thích đó cho đến lúc đạt được cái điểm nhận thức thì chính phần tinh thần phóng ra đã khuôn đúc cho sự va chạm đó. Điều này có nghĩa là, nếu ta chỉ ngoại vật bằng một danh tự A thì cái mà ta nhận thức chính là vật A được bao trùm thêm phần tinh thần mà ta đã hướng tới nó. Vì thế ta thường nhận định ngoại giới theo sự chấp thủ của chính mình cho nên khó có thể nhận biết được thật tướng của vạn hữu.

Ví dụ: Cùng nhìn một cái cây trong bóng tối thì đứa trẻ thấy đó là bóng ma, người cảnh sát thấy đó là kẻ gian, người chờ bạn tình thấy đó là người yêu … Hoặc ta đang buồn nản thì mọi cảnh vật dù có vui vẻ nhộn nhịp cũng không thể xóa tan nỗi buồn ấy được tức là “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

Với khuynh hướng nhận thức này, ta lại lưu chuyển hình ảnh, màu sắc, âm thanh khi va chạm với ngoại giới vào nội tâm để sắp đặt, liệt kê, phân loại các ấn tượng về ngoại giới và hình thành sự hiểu biết cá nhân. Từ đó trở về sau, lúc gặp một ấn tượng mới nào ta cũng đều nắm lấy và chuyên ngay vào phạm trù đã được thiết lập sẵn. Nếu ta thấy ấn tượng nào phù hợp với kinh nghiệm trước (Tri thức tiền nghiệm) thời trong nội tâm nảy sinh cái gọi là “hiểu biết”, nếu ấn tượng mới không phù hợp với kinh nghiệm trước, thì trong nội tâm nảy sinh cái gọi là Không biết” đồng thời bất kỳ một ấn tượng nào hiện hữu cũng được nội tâm thu nhận. Như thế từ tri thức tiền nghiệm (Chủng tử sinh hiện hành tiềm ẩn trong tâm) ta luôn luôn so sánh nó với các ấn tượng mới và lưu giữ thêm các ấn tượng này (huân tập thêm các chủng tử hiện hành) đã dần dần củng cố và hình thành cái gọi là Bản Năng hay Cá Tính. Vì sự huân tập các chủng tử hiện hành khác nhau mà kinh nghiệm của từng  cá nhân cũng sai khác, do đó cùng tiếp xúc với một đối tượng nhưng sự nhận xét, hồi tượng, phán đoán của mỗi cá nhân khác nhau. Tuy nhiên do huân tập được các chủng tử hiện hành tương tự mà Bản Năng của nhiều cá nhân cũng có những đặc tính tương tự nhau và sự kiện này đã hòa hợp cùng nhau nảy sinh 3 cõi (Dục giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới), 6 nẻo (Trời, Người, A Tu La, Súc sinh, Quỷ đói, Địa Ngục) nghĩa là tùy theo sự huân tập các chủng tử hiện hành mà chúng sinh đều hàm chứa nghiệp chung và nghiệp riêng để chịu cùng sống chung một môi trường sinh hoạt nhưng lại có khuynh hướng sinh sống riêng.

Khi bản năng hay cá tính được tạo lập thì các ấn tượng nào làm thỏa mãn cá tính ấy thì trong tâm ta nảy sinh cảm giác khoan khoái vui vẻ (Lạc Thọ), các ấn tượng nào không làm thỏa mãn cá tính ấy thì trong tâm ta nảy sinh cảm giác bực bội khó chịu (Khổ Thọ), còn ấn tượng nào không liên quan trực tiếp đến cá tính ấy thì trong tâm ta nảy sinh cảm giác bình thường (Xả Thọ). Cả ba loại cảm giác này đều bất định và thường xuyên thay đổi các Thể trạng cho nhau tùy theo sự tiếp xúc giữa các Căn và các cảnh. Do không nhận biế được các cảm giác chỉ là hư giả vô thường mà lại cố chấp cho rằng thật có nên tâm trí ta luôn luôn nảy sinh sự khoan khoái gìn giữ, khát khao đòi hỏi và tìm kiếm các cảm giác làm thỏa mãn cá tính. Cũng như chán ghét, sợ hãi, xa lìa và tìm cách hủy diệt các cảm giác không làm thỏa mãn cá tính. Vì thế ta thường tác ý sai lầm, phát khởi lòng tham ái chấp thủ và nương vào đó mà sự phiền não khổ đau nảy sinh.

Nói cách khác, khi các Căn va chạm với các cảnh thì nội tâm thường phản ứng những cảm xúc (tức phản ứng tâm lý) như: giận hờn, thương mến, ghét bỏ, dửng dưng … Cả ba cảm xúc bất thiện của con người là Tham (Rāga), Sân (Dveṣa), Si (Moha) cũng phát sinh qua sự va chạm này. Nếu tâm ý khởi theo các vọng niệm Tham, Sân, Si, Mạn (Māna), Tà kiến (Mithyā dṛṣṭi), Nghi ngờ (vicikitsā), Thụy miên (Middha), Trạo cử (Auddhatya), Vô tàm (Āhrīkya), Vô quý (Anapatràpya), nghĩa là tiếp nhận đối tượng với một phán đoán chủ quan tùy theo tình cảm thì con người đễ buông thả tư tưởng, lời nói, hành động của mình theo ý riêng và bất chấp sự tàn hại xảy ra đối với ngoại giới để nghiệp chướng mãi mãi chất chồng và dòng nghiệp sẽ dẫn dắt đến cảnh giơi thích ứng để chịu sự khổ não. Như thế bất cứ loại cảm giác nào phát sinh, dù thích thú hay bình thường; con người cũng say mê, ôm ấp, bám dính lấy nó và đánh thức lòng tham dục. Tư cách vừa lòng và luyến ái đối với vật gì nghĩa là tâng tiu ôm ấp kiếp sống, chính sự luyến ái này gây ra cái nghiệp tái sinh rồi tuần tự lôi cuốn theo muôn ngàn nỗi thống khổ như: già nua, bệnh tật, sầu não, chết chóc, oán hận … và nỗi khổ cũng thêm chồng chất.

Do vậy nguyên nhân sâu xa để làm nảy sinh dòng sống 5 Uẩn chính là sự không nhận biết thực tại (Vô minh: Avidyā) và điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng dòng sống 5 Uẩn chính là sự tham ái chấp thủ (Tham, Sân, Si).

Nếu bậc Trí Giả nào luôn luôn nhận biết thực tại, thông tỏ các Pháp như thật: Hình tướng của Pháp như thế, Tự tính của Pháp như thế, Bản Thể của Pháp như thế, Năng lực của Pháp như thế, tác dụng của Pháp như thế, Chính Nhân của Pháp như thế, Trợ duyên của Pháp như thế, Kết quả của Pháp như thế, Nghiệp báo của Pháp như thếtrước sau rốt ráo của Pháp như thế. Tức là khi va chạm với Trần cảnh, Tâm trí các Ngài thu nhận sự vật bằng một sự bình thản khách quan và sáng suốt giống như tấm gương phản ảnh trung thực cảnh vật mà không bị đối tượng lôi cuốn cho nên các Ngài thấu tỏ và làm chủ được từng khâu hoạt động của 5 trạng thái: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức không dễ cho chúng chồng chất hoặc kết hợp với nhau tạo thành Uẩn được. Khi ấy mọi điều kiện để phát sinh luyến ái và ngã chấp về đời sống không có chỗ nương tựa nên phải tan hoại nghĩa là Tham ái chấp thủ bị tiêu diệt tận gốc rễ và phiền não khổ đau không thể nảy sinh. Nói rõ hơn, khi Uẩn không tạo thành Uẩn được thì 5 Uẩn tan hoại tức là Ngũ Uẩn Giai Không. Các bậc Trí Giả do thoát khỏi năng lực tác hại của 5 Uẩn nên đã xa lìa và chấm dứt mọi phiền não khổ đau.

Để thực hiện được điều trên, Đức Phật thường khuyên nhủ giáo hóa chúng sinh hãy tinh tiến tu tập Thiền Định để đưa đến chính niệm tỉnh giác và đưa đến chặt đứt hẳn các Lậu Hoặc (phiền não mê mờ)

Kinh Tăng Chi Bộ (P:Aṅguttara-nikāya) có ghi: “Ở đây, này các Tỳ Kheo! Với các Tỳ Kheo: Thọ khởi lên được rõ biết, Thọ an trú được rõ biết, Thọ chấm dứt được rõ biết. Tưởng khởi lên được rõ biết, Tưởng an trú được rõ biết, Tưởng chấm dứt được rõ biết. Tầm khởi lên được rõ biết, Tầm an trú được rõ biết, Tầm chấm dứt được rõ biết. Này các Tỳ Kheo! Đây gọi là Định tu tập. Do tu tập làm sung mãn đưa đến chính niệm tỉnh giác.

Ở đây, này các Tỳ Kheo! Tỳ kheo quán sinh diệt trong năm Thủ Uẩn. Đây là sắc, đây là sắc tập khởi, đây là sắc chấm dứt. Đây là thọ, đây là thọ tập khởi, đây là thọ chấm dứt. Đây là tưởng, đây là tưởng tập khởi, đây là tưởng chấm dứt. Đây là hành, đây là hành tập khởi, đây là hành chấm dứt. Đây là thức, đây là thức tập khởi, đây là thức chấm dứt. Này các Tỳ Kheo! Đây gọi là Định tu tập. Do làm sung mãn đưa đến đoạn tận các Lậu Hoặc”

[Bản dịch của Thượng Tọa Thích Minh Châu]

Chúng ta cũng biết rằng động lực vận chuyển dòng nghiệp báo đau khổ triền miên chính là sự Tham ái chấp thủ. Một khi đã diệt trừ được tận gốc rễ thế lực của tham ái chấp thủ (nghiêm trì Giới luật để diệt Tham, hành trì Thiền Định để diệt Sân, tu tập Trí Tuệ để diệt Si), thì dòng nghiệp báo bị cắt đứt nghĩa là Hành Uẩn tan hoại và 4 Uẩn kia (Sắc, Thọ, Tưởng, Thức) không thể cùng nhau kết hợp để sinh tử luân hồi được. Đây chính là sự tan rã của 5 Uẩn hay Ngũ Uẩn giai Không.

Lúc đó Nhiễm Pháp được diệt trừ, Tịnh Pháp tăng trưởng và ngay lúc ấy tự mìh sẽ giác ngộ, thực chứng và an trú trí tuệ một cách sung mãn” (Kinh Potthāpādā).

_Theo ý nghĩa khác thì 5 Uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức chỉ là những trạng thái lưu chuyển thường xuyên và kết hợp chồng chất với nhau chứ không có một cá ngã riêng biệt. Hay 5 Uẩn được tạo thành bởi những yếu tố bất định nên chính nó cũng bất định và không có  thực hữu vì nó luôn luôn dị biến để trở thành cái không phải là chính nó theo quy luật Trùng Trùng Duyên Khởi. Vì thế Đức Phật đã hình thành giáo lý Vô ngã (Anātman) hướng dẫn chúng sinh quán sát tường tận thân tâm của mình để diệt trừ luyến ái và ngã chấp về đời sống.

Chúng ta cần phải hiểu rằng giáo lý Vô NGÃ (Anātman, hoặc Nir-ātman) không chủ trương chẳng có một cái TA nào cả mà chỉ trình bày một cái TA hiện hữu không có thật thể và luôn luôn biến đổi không ngừng theo tiến trình Nhân quả. Tức là không có một Bản ngã hay cái ta trường tồn bất biến như Đại Đức Buddha-ghoṣa (Phật Âm) có nói: “Không có một cái Tôi tạo nghiệp, cũng không có cái Tôi gặt quả, chỉ có dòng nghiệp báo triền miên”.

Do vậy, để chỉ trạng thái giả hợp tạm thời của 5 Uẩn, Đức Phật đã khuyến hóa chúng sinh quán sát 5 yếu tố cấu thành Bản Ngã như sau:

Ÿ Sắc như Phù mạt: về phương diện vật chất, xác thân của con người tan hợp hợp tan như bọt nước trôi dạt không ngừng.

Ÿ Thọ như Thủy bào: những cảm giác vui khổ của Thân và Tâm đều sinh diệt bất thường giống như những bong bóng nước.

Ÿ Tưởng như ảo ảnh: Tri giác tựa như những cảnh giả mà người đi trong sa mạc thường nhìn thấy chỉ là những ảnh ảo do mắt bị quáng nắng nhận biết.

Ÿ Hành như Hương giá: những tác động Thiện ác hay hoạt động nội tâm đều không vững chắc như loại cây mềm yếu dễ cuốn theo chiều gió.

Ÿ Thức như ảo thuật: Tâm thức của con người biến ảo như trò ma thuật và sự biến đổi của Tâm nhanh gấp 16 lần so với sự biến đổi của vật chất.

Để có thể diệt trừ thế lực của năm Uẩn, Đức Phật dạy quán sát như sau:

“Ở đây, này các tỳ kheo! Phàm sắc gì, quá khứ, hiện tại, vị lai, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần. Tất cả các sắc, vị ấy thấy như thật với chính Trí Tuệ rằng “cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi

Phàm có thọ gì, quá khứ, hiện tại, vị lai, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần. Tất cả các cảm thọ, vị ấy thấy như thật rằng “cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi

Phàm có tưởng gì, quá khứ, hiện tại, vị lai, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần. Tất cả các tưởng, vị ấy thấy như thật với chính Trí Tuệ rằng “cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi

Phàm có hành gì, quá khứ, hiện tại, vị lai, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần. Tất cả các hành, vị ấy thấy như thật với chính Trí Tuệ rằng “cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi

Phàm có thức gì, quá khứ, hiện tại, vị lai, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần. Tất cả các thức, vị ấy thấy như thật với chính Trí Tuệ rằng “cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi

(Tăng Chi Bộ Kinh_Phẩm Chiến Sĩ. Bản dịch của Thượng Tọa Thích Minh Châu)

_Ngoài ra Đức Phật còn chia chẻ cái Ta thành nhiều thành phần khác nhau để phá vỡ sự luyến ái và ngã chấp về đời sống của chúng sinh.

Nếu người nặng chấp về tinh thần (Tâm) để làm Ngã thì Đức Phật nói 5 Uẩn chia chẻ tinh thần ra làm 4 phần là Thọ,Tưởng, Hành, Thức để phá chấp, còn Sắc uẩn không cần chia chẻ.

Nếu người nặng chấp về xác thân (vật chất) làm Ngã thì Đức Phật nói 12 Xứ, chia chẻ Sắc thành 12 phần là 6 Căn và 6 Trần để phá chấp.

Nếu người nặng chấp cả tinh thần và vật chất làm Ngã thì Đức Phật nói 18 Giới chia chẻ cả tinh thần và vật chất ra là 18 phần là 6 Căn, 6 Trần, 6 Thức để phá chấp.

Song song với sự chia chẻ cái Ta thành nhiều phần như thế, Đức Phật luôn luôn nhắc nhở chúng sinh quán chiếu như thật với chính Trí Tuệ là “Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là tự ngã của ta”.

Như vậy, cái Ta hay 5 Uẩn chỉ là một hiện tượng tâm vật lý luôn luôn biến đổi chứ không phải là một Chân Ngã thường tồn vĩnh cửu.

Tạp A Hàm 21 có ghi: “Ví dụ người kia nhìn xem tường tận những quả bóng nước trôi trên sông Hằng. Sau khi quán sát chu đáo, người ấy thấy rằng những quả bóng đó đều trống rỗng, không thực tế và chẳng có một bản chất nào rõ rệt cả. Cũng như thế ấy, thầy Tỳ Kheo chăm chú quán tưởng về các Uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức dù thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai dù gần hay xa. Thầy Tỳ Kheo quán sát chu đáo diễn tiến của 5 Uẩn và hiểu đó là không thực tế, trống rỗng, chẳng có tự ngã”.

[Bản dịch của Thượng Tọa Thích Minh Châu]

Một khi thấu ngộ rõ ràng 5 Uẩn chỉ là trạng thái giả hợp tạm thời, luôn luôn biến đổi và không có thực thể (Ngũ Uẩn giai Không) thì các bậc Giác Giả sẽ diệt tận luyến ái, dập tắt ngã chấp, vượt qua thế lực ràng buộc của 5 Uẩn, chứng đắc Chính Trí Tuệ, chấm dứt sự phiền não khổ đau và cắt đứt vĩnh viễn sự sinh tử luân hồi.

_Trạng thái vượt qua thế lực ràng buộc của 5 Uẩn, chứng đắc Chính Trí Tuệ, chấm dứt sự phiền não khổ đau và cắt đứt vĩnh viễn sự sinh tử luân hồi còn được minh họa như sau:

Khi Pháp Giới (Dharma Dhàtu) đã hoạt hiện thành muôn ngàn cảnh tượng và giả hợp thành các sinh động vật trên Thế Giới này với Thế Giới khác. Đặc tính nổi bật trong các sinh động vật ấy là sự ngu si mê lầm về hình tướng (Nghi:Vicikitsā). Từ sự mê lầm này mà các Cảnh Giới Tri Thức của loài Hữu Tình được tạo lập hay Thức Uẩn (Vijñāna-skandha) được tạo thành. Chúng Hữu Tình lại dựa vào sự hiểu biết của kinh nghiệm Tri Thức mà móng khởi  Ý Tưởng chiếm hữu vạn vật làm của riêng cho mình (Tham: Lobha). Trong khi chiếm hữu, có lúc được có lúc không nên Tâm Thức đã tạo lập sự u tối, mê muội làm cho Tâm Trí mờ ám không nhận rõ được thực chất của cảnh tượng, nghĩa là Sắc Uẩn (Rūpa-skandha) được tạo lập. Từ đây, hình tướng của vạn hữu đã phối hợp với Tâm Thức tạo nên sự đam mê, giận giữ, chấp trước vào hình dáng của vật chất (Sân:Dveṣa) và giả hợp thành cảm giác của tự thân, nghĩa là Thọ Uẩn (Vedanā-skandha) được tạo thành. Do tham luyến vào cảm giác thích hợp với Bản Thân, chúng Hữu Tình mỗi lúc mỗi mê lầm chấp trước hơn vào sự Thực Hữu của vạn vật và xây dựng cho mình những quan điểm riêng biệt về Thế Giới cảnh tượng (Si: Moha) nghĩa là Tưởng Uẩn (Saṃjña-skandha) được tạo lập. Do quan điểm riêng tư, chúng Hữu Tình khó lòng chấp nhận quan điểm khác (Mạn:Māna) nên sự ghen ghét đã được giả hợp trong Tâm Ý và nương vào đó chúng Hữu Tình tự buông thả Thân Khẩu Ý của mình trong các sự đam mê này để tự trói buộc mà trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi, nghĩa là Hành Uẩn (Saṃskāra-skandha) được tạo lập. Khi 5 Uẩn hình thành thì chúng Hữu Tình thực sự chấp nhận rằng “Có Ta, có Người, có Chúng Sinh, có Thọ Giả”. Từ đây mọi mê lầm đắm chấp (Tham Ái Chấp Thủ ) ngày càng được củng cố bền chắc, tạo thành năng lực lôi cuốn chúng Hữu Tình đi vào nẻo khổ đau trói buộc.

Trong lúc đắm chìm lặn hụp nơi biển sinh tử khổ đau, con người tự dấy lên ý tưởng là “Làm sao và làm thế nào Ta mới thoát khỏi sự khổ đau trói buộc này ? !…” Từ đấy con người đã tự tìm hiểu mọi phương cách giải thoát qua Kinh Điển, kinh nghiệm của người đi trước, lời giảng dạy của Đại Sư… và tự xây dựng cho mình phương pháp cải sửa Thân Tâm (Chính Pháp Cá Nhân) đồng thời quyết Tâm tu tập, chân thành tịnh hóa Tâm Thức nên dần dần thoát ly được sự trói buộc của Tham Ái Chấp Thủ, nhận chân được Thực Tính của vạn hữu, dứt trừ sự đau khổ, chứng đạt sự sáng suốt tuyệt vời. Khi Tâm Thức đã được sáng suốt thì sự ngu độn của các Thú Tính và ảo tưởng về hình tướng đều được chuyển hóa thành cái biết chân chính và trở thành cái Trí Thánh Thiện. Đây là lúc Thức Uẩn tự phá vỡ hình thức giả hợp của Tâm Ngã Chấp (diệt Nghi) để biểu lộ cái Trí thâm nhập khắp nơi của Pháp Giới, nghĩa là Pháp Giới Thể Tính Trí (Dharma-dhātu-prakṛti-jñāna) lóe sáng trong Tâm Thức và chuyển hóa Tâm Thức Cá Vị thành Tâm Thức Vũ Trụ.

 .)Do mọi ảo tưởng chiếm hữu hình tướng của vạn vật đã bị phá nát (diệt Tham) thì sự u tối, mê ám của Tâm Thức cũng diệt trừ tận gốc rễ. Nghĩa là mọi sự sống động trong Thế Giới được phản ánh một cách như thật trong Tâm Thức người tu hành. Đây là lúc Sắc Uẩn tự tan rã để phô bày hình tướng chân thật và hiển lộ cái Trí phản chiếu mọi sự vật mà không dính mắc vào sự vật nào , cũng không bị các sự vật ấy động chạm hay lay chuyển được. Tức là Đại Viên Cảnh Trí (Ādarśa-jñāna) hiển hiện trong Tâm Thức Bất Động của người tu hành.

 .)Khi mọi sự sống động của vạn hữu được phản ánh một cách như thật trong Tâm Thức thì sự đam mê ích kỷ chấp trước vào hình dáng của vật chất sẽ bị hủy diệt (diệt Sân) và mọi cảm giác của Tự Thân đều được chuyển hóa theo Tâm Thức Vô Ngã khởi thành đức tính Từ Bi, thành tình thương bao quát, thành tình cảm đồng nhất. Đây là lúc Thọ Uẩn tự tan rã để phô bày Tâm Thức Từ Bi Bình Đẳng. Tức là Bình Đẳng Tính Trí (Samatā-jñāna) đang tỏa rạng trong Tâm Thức của người tu hành.

.)Do sự tham luyến vào các cảm giác thích hợp với Bản Thân đã được chuyển hóa thành tình thương phổ quát không đắm chấp (diệt Si) nên mọi công năng phân biệt của Tâm Thức đều trở thành sự quán tưởng của Trí xem xét mọi tướng chung tướng riêng của các Pháp không hề bị ngăn ngại. Đây là lúc Tưởng Uẩn tan rã để phô bày Tâm Thức Tự Giác viên mãn, khéo léo quán sát vạn hữu như thật nghĩa là Diệu Quán Sát Trí (Pratyavekṣana-jñāna) hiển hiện trong Tâm Thức trong sáng của người tu hành.

 .)Khi vạn Pháp được xem xét một cách rõ ràng như thật thì sự kiêu ngạo, ganh ghét, chấp ý của Tâm Thức được chuyển hóa thành sự kiên định không lay chuyển trong mọi sự việc của tinh thần (diệt Mạn) Đây là lúc Hành Uẩn tự tan rã để phô bày cái Trí khéo léo thi hành mọi việc của Thế Gian chuyển chúng thành phương tiện giải thoát. Tức là Thành Sở Tác Trí (Kṛtyamuṣṭhāna-jñāna) hiển hiện trong tính chất hoạt động phổ biến của Tâm Linh Giải Thoát.

Như vậy , nhờ công phu tu tập làm nảy nở sự thấy biết như thật trong Thiền Định thì 5 món độc (Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi) đã bị diệt tận gốc rễ và thúc đẩy 5 Uẩn tự tan rã (Ngũ Uẩn Giai Không) để phô bày 5 Trí Như Lai là Giác Tính trong suốt uyên nguyên (Phật Tính) vốn có từ xưa trong Bản Tâm của mỗi một chúng Hữu Tình.

_Để tạm hiểu đôi phần về ngũ Uẩn giai không, chúng ta có thể quán sát các hiện tượng sau:

1_ Quán sát hình thể vật chất (Rūpa-skandha):

 .) Quán sát bản thân:

Xác thân ta do bốn Đại hòa hợp tạo thành. Trong đó

Tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, tim, óc, gan, bao tử, l1 lách, thận, phổi, màng ruột, phân, mật.. thuộc về đất (Pṛthivi)

Dịch tiêu hóa, bọt, rãi, máu, mủ, mồ hôi, nước mắt, nước tiểu… thuộc về nước (Ab)

Hơi lạnh, hơi nóng, hơi ấm thuộc về lửa (Tejo)

Hơi thở cùng sự lay động thuộc về gió (Vāyu)

Khi bốn Đại phân ly thì thân này ở chỗ nào? Thế nên biết rằng Thân này hoàn toàn không có thật thể, chỉ do hòa hợp mà tạm có tướng, chẳng khác gì huyễn hóa.

 .)Quán sát đời người:

Ngoài sự quán sát thân thể của người khác tương đồng với thân thể của mình. Chúng ta nên chú ý các trạng thài của con người từ lúc sơ sinh, ấu nhi, thiếu nhi, thiếu niên, trung niên, bô lão, chết...mỗi mỗi trạng thái đều sai biệt hoàn toàn kể cả hình vóc và tâm lý. Cho nên biết rằng đời người gồm có vô số đời sống nối tiếp nhau tương tục giả mà thành, chứ không có riêng Bản Ngã bất biến.

  .)Quán sát động vật, thực vật, cảnh vật:

Chúng ta nới rộng phạm vi quán sát lên tất cả các loài động vật, thực vật, cảnh vật… sẽ nhận thấy rằng: trong vạn hữu này, mọi sự mọi vật đều do hòa hợp mà thành chứ không có Tự Ngã riêng biệt, đồng thời mọi sự mọi vật đều phải trải qua các giai đoạn sinh ra, trụ giữ, biến đổi, hủy diệt chứ chẳng phải là Thường Hằng

 .)Quán sát hình sắc (Rūpa-viṣaya):

Hình sắc cảnh vật nương vào không gian được chiếu rọi bởi ánh sáng dẫn truyền đến con mắt, tác động lên tế bào thần kinh của mắt (nhãn căn:Cakṣur-indriya) gây nên cảm giác và nhận biết về hình sắc cảnh vật. Nếu tách rời các Duyên ấy ra thì hình sắc cảnh vật không thể hiển hiện được. Ví dụ: Người bị hủy hệ thần kinh Thị Giác, dù có mở to đôi mắt cũng không thể nhận biết được cảnh vật. Hoặc người mở mắt khi ngủ và người chết cũng không  nhận biết được hình sắc. Hoặc trong bóng đêm, ta khó có thể nhận biết rõ ràng hình sắc được.

Có người mắt lành, nhìn lên hư không. Lúc đầu chẳng thấy chi, sau khi mỏi mắt thì nhìn thấy các hoa đốm nhảy lăng xăng giữa hư không. Khi hết mỏi mắt lại nhìn thấy hư không chẳng có chi hết.

Cùng nhìn một ngọn lửa đèn. Người mắt lành nhìn thấy ánh sáng đèn bình thường, còn người bị nhặm mắt thì nhìn thấy hoa đèn nở chung quanh ánh đèn.

Cùng nhìn một bông hoa hồng nhưng cảm nhận về hình sắc của người mắt lành, người cận thị, người viễn thị , người loạn thị đều khác nhau.

Cầm một cây lửa quay thật nhanh, ta sẽ thấy một vòng tròn lửa. Đúng ra vòng tròn lửa không thật có mà chỉ là một cây lửa tương tục giả quay tròn tạo thành. Như thế, một vật không có thật mà ta thấy dường như có thật.

Như vậy chỉ do nhiều Duyên hòa hợp mà hình sắc được hiện hữu, lại tùy Duyên được nhận biết khác nhau. Do đó, hình sắc chỉ là giả tạm chứ không thật có.

 .)Quán sát âm thanh (Śabda-viṣaya):

Một người cầm cái dùi đánh vào một cái chuông đồng sẽ tạo nên âm thanh ngân vang, Khi dừng chuông một lúc thì âm thanh biến mất. Sỡ dĩ tiếng chuông được nghe thấy là do chiếc dùi tác động lên cái chuông, gây tác động lên những phần tử không khí xung quanh tạo thành làn sóng âm đến phần tử không khí sau cùng kích động bên lỗ tai, lại động đến màng tai truyền vào tế bào thần kinh của tai (Nhĩ Căn: Śrotra-indriya) gây nên cảm giác về âm thanh. Tùy theo vị trí xa gần mà tiếng chuông được nghe thấy lớn nhỏ khác nhau, hoặc không nghe thấy.

Cùng nghe một âm thanh. Nhưng sự cảm nhận của người chú tâm, người lơ đãng, người thích tai, người lãng tai đều khác nhau.

Con người bình thường không có khả năng cảm nhận được các siêu âm.

Người bị điếc và người chết. Tuy có lỗ lai nhưng không thể nhận biết được âm thanh chung quanh.

Như thế âm thanh chỉ do nhiều Duyên hòa hợp mà thành, lại thường xuyên thay đổi âm trạng và tùy Duyên được nhận biết khác nhau. Do đó, âm thanh chỉ là giả tạm chứ không thật có.

 .)Quán sát mùi ngửi (Gandha-viṣaya):

Một vật bốc hơi, các phân tử khuếch tán trong không gian truyền đến lỗ mũi, tác động lên tế bào thần kinh của mũi (Tỵ Căn: Ghrāṇa-indriya) gây nên cảm giác về mùi ngửi. Nếu tách rời các Duyên ấy ra thì mùi ngửi không thể hiển hiện được. Ví dụ: người tịt mũi và người chết, tuy còn lỗ mũi nhưng không thể nhận biết được mùi ngửi chung quanh.

Cá tươi để lâu thì thành tanh tưởi. Nhưng khi đem ướp muối, xả, tiêu, ớt rồi chiên với dầu mỡ thì lại ngửi thấy mùi thơm.

Khi đi ngang qua đống rác, ta ngửi thấy mùi hôi thối khó chịu. Nếu ngay lúc đó ta áp chiếc khăn tay có tẩm nước hoa lên mũi thì mùi khó chịu trước kia liền tiêu tan.

Cùng ngửi mùi tỏi chiên. Nhưng cảm nhận của người ưa thích và người không ưa thích khác nhau.

Như thế, mùi ngửi do nhiều Duyên hòa hợp mà hiện hữu. Lại thường xuyên thay đổi trạng thái và tùy theo Duyên được nhận biết khác nhau. Do đó, mùi ngửi chỉ là giả tạm chứ không thật có.

 .)Quán sát vị nếm (Rasa-viṣaya):

Một vật khi tiếp xúc với cái lưỡi. Các phân tử hóa chất của vật ấy tác động lên tế bào thần kinh của cái lưỡi (Thiệt Căn:Jihva-indriya) gây nên cảm giác về vị nếm. Nếu tách rời các Duyên ấy ra thì vị nếm không thể hiện hữu được. Ví dụ: người mất cảm giác ở lưỡi và người chết, tuy còn cái lưỡi nhưng không nhận biết được mùi vị của các vật.

Bình thường, lưỡi có vị vô can. Nếu uống nước đường thì thấy ngọt, ngậm muối thì thấy mặn, ăn tiêu ớt thì thấy cay, nếm Mật Nhân thì thấy đắng.

Cùng uống một ly nước đá chanh đường. Nhưng sự cảm nhận mùi vị của người khỏe mạnh và người bị cảm cúm đều khác nhau.

Như thế, vị nếm do nhiều Duyên hòa hợp mà hiện hữu. Lại thường xuyên thay đổi trạng thái và tùy theo Duyên được nhận biết khác nhau. Do đó, vị nếm chỉ là giả tạm chứ không thật có.

 .)Quán sát cảm xúc va chạm (Spraṣṭavya-viṣaya):

Một vật khi tiếp chạm với thân thể, tác động lên tế bào thần kinh của da (Thân Căn:Kāya-indriya) gây nên cảm xúc va chạm. Nếu tách rời các Duyên ấy ra thì cảm xúc va chạm không thể hiển hiện được. Ví dụ: người bị tê liệt thần kinh cảm giác và người chết đều không thể nhận biết được các cảm xúc khi va chạm với vật chung quanh.

Đi mưa thì da mát lạnh, đi dưới nắng thì da nóng, trời oi bức thì quạt thấy mát, trời lạnh giá thì mặc áo len thấy ấm, va chạm gỗ thì thấy thô cứng, tiếp chạm với vải lụa thì thấy mềm mại.

Một người tay chân yên ổn, thân thể điều hòa, không có cảm xúc gì đặc biệt. Bỗng lấy hai tay xoa vào nhau thì cảm thấy rít, trơn, nóng, lạnh. Như thế những cảm xúc trên không phải từ hư không đến, cũng chẳng phải từ bàn tay mà ra, chỉ do hai bàn tay hòa hợp xoa nhau mà phát ra cảm xúc.

Một người nhúng hai bàn tay vào hai chậu nước, một nóng một lạnh. Rồi đồng thời nhấc cả hai bàn tay lên cùng nhúng vào một chậu nước ấm. Khi đó, người ấy cảm thấy một bàn tay thì nóng, một bàn tay thì lạnh. Do vậy cảm xúc của thân thể chỉ tùy theo Duyên mà biết chứ chưa chắc nhận biết rõ được thật tại.

Cùng đi trong một cơn mưa. Nhưng cảm xúc của người khỏe mạnh và người đau yếu đều khác nhau.

Như thế, cảm xúc va chạm do nhiều Duyên hòa hợp mà hiện hữu. Lại thường xuyên thay đổi trạng thái và tùy theo Duyên được nhận biết khác nhau. Do đó, cảm xúc chỉ là giả tạm chứ không thật có.

 .)Quán sát Pháp Cảnh (Dharma-viṣaya):

Mọi ấn tượng được nhận biết khi nhắm mắt, lúc mê sảng, mộng mỵ hay lúc suy tư đều được phát sinh do sự loại suy từ những sự vật hay âm thanh….được cảm nhận từ năm Căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể. Vì các ấn tượng được nhận biết bởi năm Căn ấy là: hình sắc, âm thanh, mùi ngửi, vị nếm, cảm xúc va chạm đều là giả tạm không thật có, cho nên các hiển tướng là đối tượng của Ý Căn (Mana-indriya) cũng chỉ là giả tạm chứ không thật có

Cùng dự một ngày hội náo nhiệt. Nhưng cảnh tượng được nhận biết trong Tâm của người vui vẻ, người buồn chán, người già, người trẻ, đàn ông, đàn bà, con nít… đều khác nhau.

Cùng nghe một bản nhạc. Nhưng ấn tượng lưu lại trong Tâm của người nhạc sĩ và người lao động chân tay thuần tùy đều khác nhau.

Một người nghèo khổ, đói khát. Do thường xuyên mong mỏi có một cuộc sống tươi đ