Vào thời điểm này, địa chỉ các nhà ngoại cảm Việt Nam hầu hết các cuộc gọi đến trung tâm đều không thể kết nối được; các lá thư gửi đến cũng có thể rất lâu sau chưa thấy hồi âm, mặc dù tập thể các nhà khoa học của UIA đã cố gắng làm việc hết mình.
Sau một loạt bài viết về hiện tượng các nhà ngoại cảm giúp thân nhân liệt sĩ tìm thấy hài cốt, hàng trăm gia đình và cá nhân có nhu cầu tìm lại người thân liên tục gửi thư, gọi điện hoặc tìm đến tận trụ sở Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) nhờ giúp đỡ.
Trước tình hình đó, ông Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc UIA, đã cung cấp cho Ngôi Sao đầy đủ địa chỉ, số điện thoại của các nhà ngoại cảm nổi tiếng ở VN, công bố rộng rãi để những người có nhu cầu có thể trực tiếp liên lạc và nhờ họ giúp đỡ.
Sau đây, chúng tôi xin đăng nguyên văn thông báo của Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng.
Liên hiệp khoa học công nghệ Tin học ứng dụng ( UIA ) *** KÍNH BÁO VỀ CHƯƠNG TRÌNH TÌM MỘ LIỆT SĨ BẰNG NGOẠI CẢM Ba cơ quan (Liên hiệp khoa học công nghệ Tin học ứng dụng (UIA), Viện khoa học hình sự – Bộ công an, Trung tâm bảo trợ văn hóa kỹ thuật truyền thống) đã nhận được hàng ngàn bức thư của các gia đình liệt sĩ và người có công, yêu cầu cơ quan hỗ trợ việc tìm hài cốt thân nhân mất tích bằng phương pháp ngoại cảm. Chúng tôi rất xúc động và cảm thông trước những tình cảm thiêng liêng mà các gia đình đã giành cho người thân đã mất, và xin cảm ơn sự tín nhiệm đối với các nhà ngoại cảm và đối với cơ quan chúng tôi. Tuy nhiên, vì số thư quá nhiều do vậy chưa thể trả lời riêng cho từng gia đình được, chúng tôi xin phép được trả lời chung và hướng dẫn phương thức đăng ký tìm mộ bằng khả năng đặc biệt cho các đối tượng có nhu cầu như sau: Để việc tìm kiếm mộ mất tích đạt hiệu quả cao, các gia đình cần thực hiện chu đáo các quy trình, gồm: 1. Công tác chuẩn bị: Việc tìm mộ người thân mất tích trước hết phải xuất phát từ tình cảm thương nhớ, quý kính, hoặc hiếu thảo đối với người đã khuất, phải xác định đây là nghĩa cử thiêng liêng, không nên đi tìm chỉ vì phong trào, hoặc vì nghĩa vụ khiên cưỡng, hoặc vì cầu lợi cá nhân… 2. Người chủ trì công việc tìm kiếm phải là người có vai trò và quan hệ mật thiết nhất đối với người đã khuất, nếu vì lý do chính đáng mà không thể tham gia trực tiếp được thì phải thắp hương ủy quyền cho người có vai trò tiếp theo. 3. Chuẩn bị về kinh phí: – Trong chương trình khảo nghiệm tìm mộ mất tích bằng khả năng đặc biệt, cả ba cơ quan chúng tôi chỉ đạo không thu lệ phí dưới bất kỳ hình thức nào. Nơi nào thu lệ phí thì nơi đó không thuộc sự bảo trợ của chương trình nghiên cứu khảo nghiệm này. – Các gia đình có lòng hảo tâm, muốn bồi dưỡng trực tiếp cho các nhà ngoại cảm thì phải xuất phát từ sự tự nguyện, thiện tâm, không gượng ép và không được nghe theo bất kỳ hình thức gợi ý nào. – Trong quá trình đi tìm phải rất tiết kiệm, giản dị, tránh ăn uống lãng phí và tránh ở khách sạn sang trọng. Thực tế đã chứng minh: những gia đình nào khi đi tìm liệt sĩ mà tiêu pha, ăn ở tốn kém hoặc kêu ca, ngại khó ngại khổ… thì xác suất thành công rất ít, mọi người thường gọi hiện tượng này là “liệt sĩ cảnh cáo đấy”. 4. Quá trình đi tìm: – Cần đến trực tiếp gặp các nhà ngoại cảm theo sự giới thiệu của cơ quan. (Riêng đối với nhóm nhà ngoại cảm của Nguyễn Văn Nhã thì chỉ cần liên lạc bằng điện thoại). – Đối với các nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Thị Nguyện, Nguyễn Văn Nhã, Đỗ Bá Hiệp, Vũ Minh Nghĩa, Dương Thị Năng, Hoàng Thị Thiêm, Phạm Huy Lập, Trần Văn Tìa… thì không cần phải có ảnh, thậm chí cũng không cần khai tên hoặc tiểu sử, mà chỉ cần nói họ của người muốn tìm là đủ. Riêng đối với nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng thì cần mang theo tấm ảnh của người cần tìm. – Vì hiện nay nhu cầu tìm mộ liệt sĩ rất đông, mọi người cần phải xếp hàng theo thứ tự, phải coi tất cả các liệt sĩ của gia đình khác cũng đều là linh khí quốc gia, đều phải được trân trọng như nhau. Những người chen ngang không theo sắp xếp của tổ chức thì đi tìm tại hiện trường rất vất vả mà hiệu quả thành công lại rất ít. Mọi người gọi hiện tượng này là “ các liệt sĩ không hài lòng với việc chen ngang nên làm nhiễu thông tin”. Riêng các liệt sĩ tình báo thường được làm nhanh và thông tin rõ nét hơn. Mọi người cho rằng có lẽ Hội đồng tâm linh “ưu tiên” cho các liệt sĩ tình báo vì gia đình đã chịu nhiều sự thiệt thòi! – Các nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Thị Nguyện, Nguyễn Văn Nhã, Dương Thị Năng, Hoàng Thị Thiêm, Phạm Huy Lập, Trần Văn Tìa… không cần đến hiện trường mà chỉ ngồi ở nhà vẫn có thể vẽ được sơ đồ nơi có mộ. Riêng Vũ Thị Minh Nghĩa thì thường trực tiếp tìm kiếm các liệt sĩ, sau đó các liệt sĩ mới “ thông báo” ngược lại cho gia đình (gọi là hiện tượng liệt sỹ đi tìm thân nhân). – Khi nhận được băng ghi âm và bản vẽ hướng dẫn của nhà ngoại cảm thì các gia đình phải khẩn trương đi tìm, nếu để lâu sẽ kém hiệu quả. Đến hiện trường thì phải thường xuyên liên lạc bằng điện thoại để điều chỉnh tọa độ. Đa số các trường hợp phải điều chỉnh nhiều lần mới đạt hiệu quả. – Chương trình khảo nghiệm mời vong linh của các liệt sĩ tạm gá (nhập) vào người thân của mình để đi tìm mộ, đang được khảo nghiệm và đã có một số ca thành công bước đầu. Khi xác suất độ tin cậy đủ lớn thì đây sẽ là giải pháp rất thuận lợi giúp cho việc tìm mộ thất lạc được nhanh chóng. Kết quả của phương pháp này sẽ được kính báo sau. 5. Các gia đình liệt sĩ có thể nhận được các kênh thông tin khác từ các đồng đội, hội cựu chiến binh, từ các tầng lớp nhân dân trong toàn xã hội bằng cách đưa thông tin và truy cập trang website nhắn tìm đồng đội (www.nhantimdongdoi.org), www.uia.edu.vn, 6. Một số các nhà ngoại cảm đã được tặng thưởng gương Huyền Thông (là giải thưởng giành cho các nhà ngoại cảm đã tìm được trên 1.000 thông tin về mộ liệt sĩ thất lạc) như: Nguyễn Văn Liên, Phan Bích Hằng, Nguyễn Thị Nguyện, Đỗ Bá Hiệp, Nguyễn Văn Nhã, Vũ Thị Minh Nghĩa… 7. Một số địa chỉ của các nhà ngoại cảm:
T/M cho 3 cơ quan nghiên cứu Vũ Thế Khanh |
Nguồn: Sưu tầm
TAMTHUC