Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương
nha-ngoai-cam-khong-so-qua-bao-chi-so-thu-adn Nhà ngoại cảm không sợ quả báo chỉ sợ thử ADN
Sunday, 12/01/2014 09:00 am
Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Theo giáo sư, tiến sĩ Lê Đình Lương, Hội Di truyền học Việt Nam đã tiếp nhận và làm ADN cho hơn 200 mẫu hài cốt liệt sĩ nhưng chưa có mẫu nào đứng tên ký nhận của các đơn vị hỗ trợ tìm mộ bằng ngoại cảm . Phải chăng các “nhà ngoại cảm” sợ thử ADN?

Độ chính xác của phương pháp tìm mộ bằng ngoại cảm đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Dư luận cho rằng, việc đưa ra con số tỷ lệ chính xác không hề khó nếu có thống kê ADN. Thế nhưng các đơn vị liên quan lại lấy lý do là giá thành giám định ADN cao, văn hóa tín ngưỡng hoặc hài cốt không đủ tiêu chuẩn.

Phỏng vấn xem nhà ngoại cảm tìm hài cốt có đúng hay không?

Để giải đáp vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với tiến sĩ Lê Đình Lương, Chủ tịch Hội di truyền học Việt Nam.

– Xin Ông cho biết các mảnh hài cốt như thế nào thì xét nghiệm được ADN? 

– Những mảnh xương nào còn AND thì còn xét nghiệm được AND. Theo đó, các nắm đất được cho là hài cốt hóa thổ, sỏi đá…và các mảnh xương quá nhỏ sẽ không làm được. Các mẫu giám định ADN tốt nhất là 1-2 chiếc răng nanh, hoặc răng hàm còn chân răng hoặc một mẩu xương dầy hơn 2mm, to bằng hai đốt ngón tay, là xương ống, màu sắc không đen, đủ độ cứng để khi gọt lớp bên ngoài xương không bị vỡ vụn. Bởi trước khi làm xét nghiệm, chúng tôi phải cạo lớp ngoài cùng 1-2mm, lớp này bị phân hủy ADN hài cốt và xâm nhập ADN trong đất.

Về phía thân nhân, nếu mẫu hài cốt cần giám định là nam giới thì mẫu của người thân tốt nhất là mẫu của anh chị em cùng mẹ với người mất. Nếu mẫu hài cốt là nữ giới thì mẫu người thân tốt nhất là các con đẻ của hài cốt. Mẫu sinh phẩm của thân nhân liệt sĩ có thể là móng tay hoặc móng chân, hoặc tóc.

Các nhà ngoại cảm chưa từng thử ADN các hài cốt tìm đượcGiáo sư, tiến sĩ Lê Đình Lương, chủ tịch Hội di truyền học Việt Nam

–  Vậy giá xét nghiệm mỗi mẫu ADN ở Hội hiện nay là bao nhiêu? 

– Tại Trung tâm phân tích ADN và công nghệ di truyền của chúng tôi đang có hai mức giá, đắt nhất là 9 triệu cho mẫu lấy trong vòng 10 ngày và 7 triệu để có kết quả trong 30 ngày.

 – Các đơn vị tìm mộ liệt sĩ bằng ngoại cảm nói rằng việc giám định ADN còn hạn chế do những khó khăn như: Văn hóa tín ngưỡng dân gian luôn muốn giữ hài cốt nguyên vẹn, hài cốt không còn vật phẩm đủ tiêu chuẩn giám định, giá thành giám định ADN còn cao …? Theo ông lý do này có chính đáng không? 

– Nếu nói kinh phí xét nghiệm ADN đắt nên không làm được là không đúng. Con số làm xét nghiệm chỉ là cỏn con, bằng 1/10 so với tâm linh. Còn những lý do khác chỉ là cái cớ, do con người tưởng tượng ra. Hài cốt liệt sĩ không đủ chất lượng chắc chắn có nhưng không phải tất cả.

– Vậy, từ trước đến nay Hội Di truyền đã tiếp nhận và làm xét nghiệm AND cho bao nhiêu mẫu hài cốt liệt sĩ? Tỷ lệ mẫu đúng với ADN của người thân thế nào?

– Hơn hai năm qua, chúng tôi đã tiếp nhận và làm xét nghiệm cho hơn 200 bộ hài cốt liệt sĩ nhưng chỉ khoảng 20% thân nhân liệt sĩ đã tìm được chính xác hài cốt của con em mình. Trong đó, nhiều gia đình có nhận kết quả không khớp ADN đã chia sẻ với chúng tôi rằng những mẫu hài cốt đó họ tìm được bằng ngoại cảm. Vì thế tôi cho rằng vệc tìm mộ liệt sĩ bằng ngoại cảm không có ý nghĩa.

– Thông thường những mẫu xét nghiệm này do ai đem đến? gia đình liệt sĩ hay những người “hỗ trợ” gia đình tìm hài cốt mang đến?Các đơn vị là đầu mối cung cấp “nhà ngoại cảm chân chính”như Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, Viện nghiên cứu ứng dụng tiềm năng con người và UIA có gửi các mẫu hài cốt đến đây làm AND không thưa ông? 

– Hơn 1 năm qua chúng tôi làm ADN cho các hài cốt mà chương trình Ký ức thời gian hỗ trợ các gia đình tìm mộ liệt sĩ. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận nhiều mẫu hài cốt liệt sĩ từ các gia đình, trong đó có những mẫu tìm được bằng ngoại cảm nhưng chưa bao giờ nhận trực tiếp từ các đơn vị trên. Có thể họ không chính thức đưa đến hoặc không đứng tên người của các đơn vị trên để viết giấy bàn giao, ký nhận kết quả.

– Các mẫu xét nghiệm hài cốt liệt sĩ các gia đình có được nhà nước hỗ trợ kinh phí thử ADN không thưa ông? 

– Các mẫu của chương trình Ký ức thời gian do Cục người có Công, Viện pháp y quân đội thanh toán còn các mẫu do gia đình mang đến thì phải tự chi trả.

 – Vậy xin ông cho biết quan điểm của mình về phương pháp tìm mộ bằng ngoại cảm cũng như ý nghĩa của các đơn vị nghiên cứu, cộng tác với các nhà ngoại cảm và hỗ trợ các gia đình tìm mộ liệt sĩ bằng phương pháp này?

– Tôi không tin có thể dùng biện pháp ngoại cảm để tìm được mộ nói chung và mộ liệt sĩ nói riêng. Theo tôi, các gia đình có nguyện vọng tìm hài cốt liệt sĩ nên tìm hiểu thông tin từ các đồng đội, đơn vị quản lý cũ của liệt sĩ để tiến hành tìm kiếm chứ không nên mất tiền vào những chỉ dẫn không có cơ sở.

Còn với Viện nghiên cứu với các bộ môn liên quan đến ngoại cảm tôi cho rằng không phải là khoa học mặc dù những người đứng đầu, nghiên cứu đều có học hàm giáo sư, tiến sĩ.

Xin cám ơn ông!

H.Minh

Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn

TAMTHUC