Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương
hien-tuong-hon-chua-sieu-thoat Hiện tượng hồn chưa siêu thoát
Thursday, 22/11/2012 09:00 am
Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Ma Phương :: Tinh Hoa Đông Phương

Hiện tượng những hồn ma còn quanh quẩn cỏi trần , hay gọi là chưa siêu thoát được ghi lại qua ống kinh một cách tình cờ.

Đề nghị với những người tìm hiểu đời sống tâm linh đến Huế, đi các chùa có liên qan đến vụ Thảm sát Mậu Thân chụp hình của những người chết để chứng minh cho sự oan ức của họ trước những bàn tay tàn bạo của Lê Văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Đôn Hậu, Đào Thị xuân Yến… Oan hồn họ vẫn còn đó kêu gào công lý, và bọn việt gian ác ôn giả sư tăng che lấp tội ác bằng nhiều hình thức khác nhau

Riêng về việt gian giả sư Quảng Độ, đang hưởng lạc tại Thanh Minh Thiền Viện. Nếu duyên khởi , quí vị thử đến viếng chùa chụp hình, hay chụp hình chung với Quảng Độ, xem các oan hồn có hiện về chứng nghiệm cho mọi người thấy không??? Có những người chết vẫn quanh quẩn bên cạnh kẻ sát nhân đòi nợ máu, họa may chúng ta chụp được hình ảnh của họ
Trân trọng

Bóng ma tu sĩ’ trên bờ sông

Một nữ tu sĩ mặc trang phục từ thế kỷ 19 hiện ra trong bức ảnh của một nhiếp ảnh gia tại thành phố Galway, Ireland.

Nữ tu sĩ hiện ra trong bức ảnh nhưng Jonathan Curran không thấy bà trước và sau khi chụp. Ảnh: Jonathan Curran.Nữ tu sĩ hiện ra trong bức ảnh nhưng Jonathan Curran không thấy bà trước và sau khi chụp. Ảnh: Jonathan Curran.

Jonathan Curran, một nhiếp ảnh gia tại Galway, chụp 13 ảnh về đoạn kè Long Walk bên bờ sông Corrib để ghép chúng thành bức ảnh toàn cảnh. Thời gian ngừng giữa mỗi ảnh chưa tới một phút. Một lát sau anh thấy một thứ bất thường trong một bức ảnh. Đó là hình bóng một phụ nữ lớn tuổi mặc trang phục tu sĩ từ thế kỷ 19 trên kè. Curran vội vàng kiểm tra 12 bức ảnh còn lại, song không thấy điều gì bất thường.
“Nữ tu sĩ ấy không xuất hiện trước hoặc sau khi tôi chụp bức ảnh và cũng không hiện ra trong bất kỳ bức ảnh nào khác. Có vẻ như bà chỉ xuất hiện trong chốc lát rồi biến mất. Vài người bước trên đoạn kè Long Walk hôm đó, nhưng họ không biết sự hiện diện của nữ tu sĩ”, Curran kể.
Bức ảnh toàn cảnh đoạn kè Long Walk. Ảnh: Jonathan Curran.Bức ảnh toàn cảnh đoạn kè Long Walk. Ảnh: Jonathan Curran.

Curran gửi bức ảnh bất thường tới báo Galway Independent. Dư luận bàn tán sôi nổi sau khi bức ảnh được đăng. Nhiều người đoán “bóng ma” là kết quả của một hiện tượng quang học, song một số người khẳng định đó là bóng ma thật.
William Henry, một sử gia sống tại thành phố Galway, nói rằng trong nhiều thập kỷ qua người dân thành phố đồn đại nhiều câu chuyện về một phụ nữ bí ẩn với trang phục thời trung cổ và xuất hiện ở nhiều nơi trong thành phố.
Sử gia này công nhận “bóng ma” trong ảnh của Curran hiện ra rất rõ.
“Có vẻ như bà ta nhìn thẳng vào máy ảnh. Hành vi đó cho thấy bà ta nhận thức rõ về khung cảnh xung quanh”, Henry bình luận.

Bóng trắng bí hiểm gần lâu đài cổ

Hình bóng phụ nữ mặc trang phục màu trắng gần lâu đài ven biển xuất hiện trong ảnh của một họa sĩ dù ông không thấy ai trước khi bấm máy. Một nhạc sĩ cũng thấy hình bóng phụ nữ mặc trang phục trắng gần tòa lâu đài.

Người phụ nữ mặc trang phục trắngNgười phụ nữ mặc trang phục trắng xuất hiện trong bức ảnh của họa sĩ Malcolm Baker. Ảnh: Malcolm Baker.

Malcolm Baker, tên người họa sĩ, từng tới lâu đài Kingsgate, một công trình gần bờ biển tại thành phố Broadstairs, vào tháng 12/2010 để chụp ảnh nó, Thanet Extra đưa tin.

“Đó là một ngày rét và ẩm ướt. Tôi chụp ảnh lâu đài Kingsgate để vẽ nó”, Baker kể.
Sau đó Baker phát hiện một bóng người mặc trang phục màu trắng trong một ảnh mà ông chụp tại lâu đài Kingsgate bên bờ biển. Người đó đứng gần một nhà gỗ tại đường Kingsgate Bay và nhìn ra phía biển. Nhà gỗ đó gần lâu đài. Baker tin rằng đó là một phụ nữ mặc đồng phục y tá của thập niên 50 và cầm khay.

“Không ai xuất hiện gần lâu đài lúc đó vì trời mưa. Tôi chụp ba bức ảnh rất nhanh và hình người chỉ xuất hiện trong một ảnh. Nếu ai đó mặc trang phục màu trắng gần đó, chắc chắn tôi nhìn thấy dù người ấy chỉ xuất hiện trong chốc lát”, Baker nói.

Trước đây người dân từng đồn đại về sự tồn tại của một bóng ma y tá màu trắng gần bờ biển.
Năm ngoái Dan Smith, một nhạc sĩ sống tại thành phố Margate, cũng liên lạc với báo Thanet Extra để hỏi về những tin đồn liên quan tới ma gần lâu đài Kingsgate.

Smith từng tới bãi biển gần lâu đài sau khi mặt trời mọc cùng một người bạn để viết một ca khúc. Khi nhìn về phía lâu đài, ông thấy một phụ nữ mặc trang phục trắng cách ông khoảng 200 m. Người phụ nữ biến mất trước khi ông kịp gọi người bạn.

Bóng ma’ trong nhà hoang

Một hình người mờ ảo xuất hiện trong một ngôi nhà vô chủ tại Anh trước khi nó bị phá vào tháng trước.

Hình bóng mờ ảo của một phụ nữ bên cửa sổ của ngôi nhà Meadowbank. Ảnh: Cascade News.

Meadowbank là tên một ngôi nhà vô chủ được xây từ thế kỷ 19 tại thành phố Kendal, hạt Cumbria, Anh. Nó từng là nơi ở và phòng khám của một nha sĩ vào đầu thế kỷ 20 trước khi bị bỏ hoang. Một công ty tại thành phố Kendal muốn phá nó để xây dựng một trung tâm thương mại. Vì thế họ cử một nhóm công nhân tới để phá ngôi nhà vào giữa tháng 1.

Robert Johnson, người giám sát quá trình phá nhà, chụp ảnh ngôi nhà trước khi các công nhân phá nó. Khi về tới nhà anh xem lại các bức ảnh và thấy hình bóng mờ ảo của một phụ nữ bên một cửa sổ của ngôi nhà, Telegraph đưa tin.

“Tôi cho vợ xem các bức ảnh và chúng tôi phát hiện hình bóng người phụ nữ. Chúng tôi thấy những đồ trang sức mà người phụ nữ đó đeo. Tôi là người nghi ngờ những câu chuyện về ma nhưng giờ đây có lẽ tôi phải tin những câu chuyện đó”, Johnson kể.

Stuart Shan, một trong những công nhân, kể rằng một ngày trước khi Johnson chụp ảnh, nhóm công nhân đã vào bên trong ngôi nhà và thấy chiếc đèn treo lắc lư dù chẳng có ai hay thứ gì tác động tới nó.
“Lúc ấy chúng tôi nói với nhau rằng đó là một nơi rất lạ. Tóc của tôi dựng đứng khi tôi nhìn bức ảnh. Tôi tin đó là một bóng ma”, Shan nói.

“Chỉ còn một bức tường màu đen phía sau cửa sổ vì chúng tôi đã phá mọi thứ. Lẽ ra người đứng bên ngoài ngôi nhà không thể thấy gì nếu nhìn về phía cửa sổ”, Armstrong phát biểu.

David Grimshaw, một người đàn ông sống tại thành phố Bedford, tin rằng cái bóng mờ ảo là linh hồn của mẹ ông, Frances Grimshaw. Bà Frances từng làm việc trong ngôi nhà và qua đời gần một năm trước ở tuổi 87.

“Đó là mẹ tôi, không thể là người khác. Mẹ tôi hay đeo kính và khuyên tai lớn, mặc một bộ trang phục với chiếc nơ ở phía trước. Bà thường đứng trong căn phòng đó nhiều giờ để nói chuyện qua điện thoại. Chỗ mẹ tôi đứng từng là khu lễ tân của ngôi nhà và bà làm công việc tiếp tân tại đó”, David kể.

Theo David, hiện sống ở thành phố Bedford, bà Frances rất yêu ngôi nhà do nó đẹp. Vì thế có lẽ bà hiện ra để phản đối việc người ta phá hủy nó.

“Có lẽ mẹ tôi cảm thấy buồn sau khi biết ngôi nhà sắp bị phá nên bà xuất hiện”, ông nói.

Ảnh ‘bóng ma’ trong lâu đài đổ nát

Một nhiếp ảnh gia nghiệp dư thăm lâu đài cổ Tantallon tại Scotland vào năm ngoái và chụp một bức hình. Sau khi rửa ảnh anh phát hiện một phụ nữ cao tuổi trong đó.

Lâu đàiLâu đài Tantallon và vị trí mà người phụ nữ bí ẩn xuất hiện. Ảnh: Christopher Aitchison.

Lễ hội khoa học quốc tế Edinburgh được tổ chức vào tháng 4 hàng năm tại thành phố Edinburgh, Scotland trong 12 ngày. Năm nay các nhiếp ảnh gia nghiệp dư gửi tới hơn 250 ảnh ma. Khoảng 250.000 người đã bỏ phiếu bình chọn bức ảnh đẹp nhất. Tác phẩm của Christopher Aitchison đã giành giải quán quân với 39% phiếu.

Christopher Aitchison chụp lâu đài đổ nát Tantallon tại thành phố North Berwick, Scotland vào tháng 5 năm ngoái. Trong bức ảnh người ta thấy một người phụ nữ cao tuổi đứng sau song sắt của một cửa sổ và nhìn ra ngoài. Người này mặc trang phục của nhiều thế kỷ trước. Aitchison khẳng định chẳng có thứ gì ở cửa sổ đó khi anh ngắm và lấy nét.

Người phụ nữ già nua phía sau song sắt cửa sổ. Ảnh:Người phụ nữ già nua phía sau song sắt cửa sổ. Ảnh: Christopher Aitchison.

“Tôi chụp bức hình vào khoảng 3 giờ chiều. Tôi không nhìn thấy người hay vật nào ở chỗ đó và chỉ nhận ra điều bất thường khi về nhà”, anh kể.

Các chuyên gia đã kiểm tra kỹ lưỡng bức ảnh nhiều lần và kết luận rằng Aitchison không sử dụng kỹ xảo.
Một số người cho rằng bà cụ trong ảnh là một vị khách nào đó cũng tới thăm lâu đài song Aitchison không để ý. Nhiều người khác nói hình ảnh bà cụ được tạo ra bởi sự phản chiếu ánh sáng bất thường giữa tường và song sắt.
Lâu đài Tantallon được xây dựng vào năm 1350 và là lâu đài cuối cùng được xây dựng tại Scotland trong thời trung cổ. Phần lớn công trình được tạo nên từ đá. Sau đúng 300 năm kể từ khi ra đời, Tantallon bị bỏ hoang vào năm 1650. Ngày nay nó chỉ còn là một tòa lâu đài đổ nát và thuộc quyền quản lý của chính phủ. Người ta mở cửa lâu đài quanh năm để người dân có thể viếng thăm.

TAMTHUC