Mình viết bài này để mọi người cùng tìm hiểu và chia sẻ về sự hiểu biết của bản thân về những thầy phù thủy ở Việt Nam.Đặc biệt là trước 1945 và trước 1975.
Qua vốn hiểu biết ít ỏi của mình thì những thầy phù thủy( thầy pháp, Mo,…) thường là những người học bùa phép để trấn áp ma quỷ, gải trừ tà pháp do địa lí. Nhiều người trong số họ là những người Trung Quốc di cư sang Việt Nam. Số còn lại là những người Việt Nam học bùa chú Bắc tông của gốc Trung Quốc.
Một thầy phù thủy chính thức được công nhận là khi được thầy dạy Chấm sắc bằng một đạo bùa.Khi đó họ có thể sai khiến âm binh, dâng sao giải hạn, trấn yểm tà ma,… Nếu một người bình thường, chưa được Chấm sắc mà cố làm theo sách chỉ dẫn của phù thủy thì sẽ gặp tai họa do chính những âm binh, hồn ma mình gọi lên (Cũng giống như con người, nhân viên sẽ không phục những ông sếp không có bằng cấp mà lại chỉ huy mình. Còn với hồn ma thì không phục= làm phản người sai khiến). Những thầy pháp chân chính phải tuân theo 10 lời thề với trời trước khi bái sư :
1.Không dâm ô, háo sắc,trọn đời chung thủy một vợ.
2.Không lợi dụng cái học để khoe tài, lừa bịp
3.Không bất hiếu với cha mẹ
4.Không từ chối giúp đỡ, thấy chết không cứu
5.Không dùng tài năng để gây họa, làm điều ác hay giúp người làm điều ác
6.Không dụ dỗ lôi kéo bá tánh theo đạo để làm phản triều đình
7.Không kiếm ăn bằng nghề phù thủy.
8.Không được đánh tan hồn phách ma quỷ nếu chưa bức bách
9.Không được có tạp niệm trong đầu lúc làm phép, vẽ bùa
10.Nếu gặp bảo khí trấn yểm nước mình của kẻ khác thì dẫu chết cũng phá.
Các thầy phù thủy là những người rất kín tiếng, bí mật,họ chỉ ra tay khi nguy cấp, thậm chí vợ họ cũng không biết chông mình là phù thủy. Còn những Cô này Cậu nọ mà lễ tết lại bày trò cúng bái để thu tiền thì đều là lũ buôn thần bán thánh cả.
Trong khoảng thời gian 1911-1945, số thầy phù thủy gốc Trung Quốc sang Việt Nam rất nhiều vì thời điểm này cách mang Tân Hợi nổ ra, tất cả thầy pháp đều bị cho là mê tín dị đoan, sợ bị bắt bớ nên họ trốn sang Việt Nam để lánh nạn.Số thầy phù thủy ở các làng quê Việt Nam lại nhiều hơn, có làng có đến 3-4 ông thầy phù thủy.
Sau 1945, nước ta chủ trương bài trừ mê tín dị đoan, có những cán bộ chưa hiểu rõ nên đánh đồng thầy phù thủy với mê tín, các thầy pháp lại di cư đi nơi khác như vùng rừng núi Vân Nam hay sang Lào,…
Về phép thuật thì thầy phù thủy cũng chia cấp như bậc học. Người cấp thấp thì trị được ma quỷ bình thường. Người cao tay mà lại có thêm pháp bảo thì sai khiến được âm binh, thổ địa, trấn áp được cả vong linh chiến tướng, binh sĩ chết trận hay hồn ma thầy pháp cấp thấp hơn.Một số người còn còn biết thuật dẫn xác(Cương thi), dân gian hay gọi là ma cà tưng.Họ dung cương thi để làm việc vặt, phụ tá vào ban đêm hoặc chiến đấu với ma quỷ khác thay mình
Các làng quê Việt Nam vẫn hay lưu truyền các câu truyện về những ông thầy cao tay ấn, giúp dân làng trừ họa. Ví dụ như ở quê em:
Năm ấy là khoảng 1932-1934, ông em học chữ Nho đã là thầy khóa sinh. Ở nhà thầy dạy học của ông em , đêm đấy, ông em và các trò nhỏ hơn cùng nằm ngủ ngoài hiên. Buổi đêm tẻ nhạt nên mọi bày trò dọa ma trêu nhau. Nhưng tiếng trêu chọc chưa dứt thì một anh khóa vui miệng dọa “Bây nghe gì chưa. Tiếng ma ném đó!” Bất ngờ, một mảnh gạch ném vụt từ góc vườn vào hiên, ngay sát ông em. Ông em nạt : ” Trẻ trong xóm sau ra đây ném đât đá phá thế hả. Tao đập cho bây giờ!” , một mảnh sành lại ném ra, sát ngay chỗ ông em nằm. Hai, ba lần liền, lần nào cũng có đá ném ra mà không có tiếng rít gió, phát nào cũng trúng ngay sát người mà không phạm vào đêbs chéo áo. Từ đấy, nhà thầy của ông em hay có ma ném đá trêu vào đêm. Một đêm, mọi người bị trêu không học được bèn xuống lang gọi thầy pháp giúp. Thầy pháp vừa lên, đang ngồi uống nước thì bà vợ của thầy dạy quát ra vườn: ” Mày có gan thì ném thử ông K.(cho phép em dấu tên) đấy này!”. Tiếng quát chưa dứt thì một viên gạch bay thẳng vào trong nhà, sát ngay bên vai ông K. Ông nhếch mép cười:”Để tôi thủ xem!” Ông làm phép trấn yểm, vừa làm xong, ông K. đang ngồi thở thì lại một viên gạch bay vào, sạt qua mang tai, lõm cả vách. Đúng lúc đấy thì ông thầy T. ở xóm dưới lên chơi, hai ông thầy nói truyện với nhau một lúc. Lát sau, hai ông bảo dựng bàn, bày lễ làm pháp. Ông T. bảo ông em” Thầy khóa nhặt giúp tôi 108 hạt đỗ mẩy” ,đỗ nhặt xong, hai ông bắt đầu làm phép. Ông T. nhặt 36 hạt vào tay, ông K. nhặt 72 hạt vào tay. Hai ông cùng lầm rầm khấn, rồi ném đỗ ra ngoài sân. Sau đó, ông K. lấy thanh kiếm gỗ đào, phụt đầy rượu rồi phi ra sân, cấy kiếm cắm xuống đất, hai ông lại khấn, tay bắt quyết, làm dấu. Bất ngờ, 108 hạt đỗ kia không tẩm dầu mỡ gì mà tự nhiên cháy sáng, nổ lép đép như pháo bông. Từ trong vườn bỗng vọng ra tiếng the thé “Chỉ vậy thôi à” rồi sau đó là cả tràng cười lanh lảnh. Hai ông kinh hãi nhìn nhau. Đêm hôm sau, hai ông lại đến, đi theo sau là ông cắt tóc người Tàu. Mọi người ngơ ngác nhìn thì thấy hai ông K. và T. mời ông cắt tóc M. ngồi trước, ra điệu kính trọng.
Ông M. bấm độn rồi nói:” Nó khó trừ đấy, vong này có tư đời vua Tây bên các ông (thời Tây Sơn) ,nó là chiến tướng, giỏi võ hơn người mà bị chết trận nên không cam. Oán mãi đến bây giờ.” Nói rồi ông M. rút trong hộp gỗ đem theo ra một cây dao , chả thấy ông bắt quyết hay khấn gì, chỉ quăng luôn con dao ra vườn như người tiện tay vứt đồ. Ngoài vườn bỗng có tiếng gầm ghè rồi im bặt. Sáng hôm sau, ông M. dẫn mọi người ra vườn, chỉ vào chỗ cây dao cắm xuống, rút ra một lá bùa trong tay áo, vừa đốt vừa khấn, rồi bảo đào lên. Bên dưới là một quan tài gỗ thơm nức, mở ra thì bên trong là một vị tướng, thân thể vẫn tươi nguyên như vừa mất, tay vẫn nắm chặt cây Long đao. Mấy ngày sau mọi người an táng ông tướng ra nơi ông M. chỉ. Từ đó về sau, không còn ai trong nhà đấy bị ma quỷ trêu chọc gì nữa nhưng sau lần đó, ông M. cũng không làm phép lần nào nữa.