Lạnh gáy những thân xác chưa phân hủy?…
Câu chuyện về những xác người chưa phân hủy hết ở nghĩa địa Đồng Hang (thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) luôn là chủ đề bàn tán của người dân nơi đây mỗi khi nhà ai đó cải táng mộ. Người dân mỗi khi nhắc đến chuyện này đều muốn nhắc đến việc các nhà máy xung quanh phải ngừng ngay sản xuất để bảo vệ môi trường ở làng ung thư nổi tiếng đất Cảng này. Bởi theo họ nguyên nhân là do ô nhiễm môi trường từ cái nhà máy này mà ra?.
Về nghĩa địa Đồng Hang một chiều xe lạnh, bên cạnh dãy núi đã vôi sừng sững có mội vài cái hang tối đen dưới chân, chúng tôi hiểu ngay vì sao người ta gọi đây là nghĩa địa Đồng Hang. Đã sớm nghe những câu chuyện rùng rợn về khu nghĩa trang này. Những ngôi mộ nằm lúp xúp xen trong những đám cỏ, có vài ngôi được đưa lên phía đất cao hoặc người nhà tôn lên và xây cất cẩn thận, còn đa số vẫn nằm ở dưới vùng trũng. Họ râm ran nói về những cái xác còn nguyên vẹn sau nhiều năm chôn dưới đất. Lạ kỳ hơn, có cái xác vẫn còn nguyên tay chân?…
Ông Cương chỉ những nơi từng có mộ kết trong nghĩa địa
Tìm vào nhà ông Lê Văn Mật và ông Nguyễn Văn Cương, cả hai đều là phu bốc mộ ở nghĩa địa Đồng Hang. Nhà của hai ông nằm ở hai ngõ khác nhau bên cạnh cánh đồng Minh Đức, những con ngõ nhỏ lúc nào cũng vắng người, không khí lạnh tanh khiến chúng buồn ảm đạm.
Ông Lê Văn Mật kể: “Năm nào ít thì vài ba trường hợp, nhiều thì 5, 6 trường hợp, mặc dù đây chỉ là nghĩa địa của làng. Trường hợp đầu tiên mà tôi chứng kiến là của ông T. Chuyện ông già này lạ lắm, những người đã truyền tụng chuyện ông. Đời thuở nhà ai quy tiên từ năm 1972 mà cải mả mấy lần không được, lần nào xác cũng còn nguyên? Tôi cũng sợ lắm, sợ rằng đào lên vẫn “xanh” như thế thì mình vừa mất công mà lại thấy tội cho gia đình họ. Cuối cùng, suy đi tính lại, tôi nhận lời.
Hôm đó trời mưa tầm tã, cả đoàn người bì bõm lội trong mưa và đêm tối. Đến mộ, cả toán hồi hộp bắt tay vào việc. Chỉ chừng mươi phút bới đất, nắp quan tài hiện ra trong vũng nước nhão nhoét. Bởi được mai táng bằng gỗ tốt nên nắp hòm khá nặng, hai người đàn ông lực lưỡng còng lưng bẩy mà nó vẫn không nhúc nhích, phải thêm hai người nữa Tôi cố định thần nhìn vào quan tài. Cái xác vẫn cứ trương lên như một hình nộm bằng cao su? Tuy đã bịt mũi bốn lần khăn, ruột gan tôi vẫn như bị ai thò tay vào mà vặn, mà xoắn. Sự khủng khiếp đến quá sức tưởng tượng. Sau một hồi bàn bạc, suy tính cả gia đình thống nhất lấp đi vĩnh viễn. Nhớ lại mà đến giờ tôi vẫn thấy sợ”
Lời kể của phu bốc mộ
Cũng theo lời ông Lê Văn Mật, ở đây có một quy định bất thành văn: Nhà nào cần bốc mộ cũng phải chuẩn bị sẵn hai con dao thật sắc để lóc thịt người đã khuất vì hầu hết cái xác chỉ mới tiêu được một phần. Chính vì thế, ở đây thường để 4 năm mới bốc, thay vì 3 năm như thông lệ chung của người Việt”.
Nhà ông Nguyễn Văn Cương cách nhà ông Mật một con ngõ và gần nghĩa địa Đồng Hang hơn. Vào nghề mới hơn chục năm, những trường hợp xác chết chưa phân hủy hết mà còn một bộ phận thì ông gặp quá nhiều. Người thì còn tay, người thì còn nguyên cả cái chân, người thì còn cả nửa trên ông nhớ lần gặp trường hợp còn nguyên nửa trên khi ấy ông phải luồn tay vào bụng của người đã mất mà “dọn dẹp” cho sạch. Có một chuyện mà ông Cương nhớ đến già, đó là trường hợp của ông C., một người cũng ở thị trấn Minh Đức.
Hồi đó đang độ cuối thu, sau hơn 4 năm hạ huyệt, cả nhà quyết định cải mả cho ông C. Khi đào lên, cả nhà mặt cắt không còn giọt máu, không ai dám tin vào mắt mình, dưới mộ, ông C. vẫn như đang nằm ngủ, da dẻ còn khá mịn và hơi bủng? Khi người đào mộ lại gần vỗ vào người, vẫn thấy tiếng bịch bịch của xác chết đang trong giai đoạn đầu tiên của quá trình ứ nước. Lấp đi chôn lại thì không thể, nhưng nếu phải lóc thì ai sẽ làm? Những phu đào huyệt nhất quyết không làm vì không đủ gan. Không còn cách nào khác, những người trong gia đình phải tự làm từ đầu đến cuối. Tiếng khóc hờn ai oán vang lên trong đêm khuya tĩnh mịch.
Những chuyện như thế ở đây nhiều lắm. Những người đã khuất, người béo, người gầy, người giàu, kẻ nghèo; nhưng tựu chung lại, đều phải “dọn dẹp” khi cải táng. Ông Hồng ở khu Quyết Thành, người làm nghề bốc mộ ở đây nhiều năm, cho biết: “ở đây tỉ lệ xác người không tiêu hết chiếm đến 30%, những trường hợp đó chúng tôi đành phải dóc thịt. Còn những trường hợp xác oải thì rất nhiều, còn sạch thì rất ít”.
Vì sao nghĩa địa có nhiều mả kết?
Nhiều người cho rằng nguyên nhân mả kết là do những nhà máy sản xuất xung quanh thị trấn Minh Đức gây nên? Người dân cho biết nhà máy hóa chất đất đèn thải nước ra rãnh nhỏ gần đó khiến cá chết, còn kết tủa những tua màu trắng. Cũng có những suy đoán nguyên nhân ở đây có nhiều mả kết như vậy là do làng Minh Đức được mệnh danh là “làng ung thư”? Số người chết vì căn bệnh ung thư khoảng chục năm trở lại đây rất đáng kể. Những người bị ung thư thường phải điều trị bằng hóa chất trước khi chết do đó hóa chất chưa tan hết, khiến xác người không phân hủy được? Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, bị ung thư cũng là hệ lụy của việc ô nhiễm môi trường. Nếu quả đúng như vậy thì ô nhiễm không chỉ làm khổ người sống, mà còn hành hạ cả người chết.
Nghĩa địa mả kết là nỗi trăn trở cho cả cán bộ và nhân dân thị trấn Minh Đức. Có hay không người dân bị ảnh hưởng từ một số hóa chất ngấm xuống lòng đất từ các cơ sở công nghiệp tại địa phương? Nhưng, chưa có ai nghiên cứu để có kết luận chính thức cả. UBND thị trấn đã có chủ trương sẽ di dời nghĩa địa Đồng Hang sang một địa điểm khác. Kế hoạch đó từ 5, 6 năm nay chưa ai thực hiện. Những lo lắng, hoang mang của người dân về một viễn cảnh sau khi chết vẫn còn là nỗi ám ảnh. Người dân rất mong các nhà khoa học sớm nghiên cứu tìm ra nguyên nhân về hiện tượng nhiều mả kết này để họ yên tâm làm ăn sinh sống?
Phạm Thịnh
TAMTHUC