Theo Thanh Dương
Kiến thức
“Con rắn cũng như tất cả con vật khác đều có linh hồn như con người. Do vậy, câu chuyện rắn thần nhập vào người ở Vạn Phúc là hoàn toàn có cơ sở để tin”, Thiếu tướng, TS Nguyễn Chu Phác.
9 người bị “nhập” trong ngày 9/3
Ngay sau buổi lễ dâng đôi bê cúng “thần xà” diễn ra, ông Đỗ Xuân Thủy, Trưởng ban Ban Quản lý tôn tạo di tích phường Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội tỏ ra vui mừng lắm. Ông bảo, buổi lễ đã diễn ra tốt đẹp. Ông cũng xác nhận: Vài ngày trước khi diễn ra buổi lễ, tình hình ở địa phương đã yên ắng trở lại, không có thêm người bị “thần xà nhập”, ngoại trừ việc một nhánh rễ cây đa trong miếu – được cho là nơi trú ngụ của “thần xà” tự dưng rung bần bật vào tối 27 tháng Giêng (tức ngày 8/3 dương lịch), một sự kiện “rất lạ lùng”.
Thế nhưng, khi dòng người từ các nơi ùn ùn đổ về miếu Vạn Phúc vào buổi chiều ngày 28/2 (Âm lịch), màn lễ bái của dân chúng vẫn đang tiếp tục thì tin tức cũng liên tục dội về Ban Quản lý. Theo đó, từ khoảng 11g trưa đến 17g chiều, cả thảy có tới 9 người bị “nhập”, trong đó có cả nam giới. “Hầu hết đều là người ở nơi khác, duy nhất có trường hợp chị Triệu Ngọc Ánh là người ở làng bị nhập lần hai”, ông Thủy cho biết. Cũng cần nhắc lại rằng, chị Ánh là người đầu tiên bị “thần xà nhập” vào tối hôm rằm tháng Giêng.
Sự việc diễn ra trước sự chứng kiến của hàng trăm người tham gia lễ hội. Theo mô tả của ông Thủy thì có người cứ lao đến… đập đầu vào gốc cây đa, có người lại trèo tót lên cây. Nhiều người trong số đó đã phải đưa đi bệnh viện, “nhưng sau khi ra viện, họ lại đến miếu và tiếp tục… lao đầu vào gốc cây“, giọng ông Thủy ra chiều ngạc nhiên.
Người dân Vạn Phúc thêm một lần nữa xôn xao. Có người tỏ ra bán tín bán nghi. Thế nhưng, chuyện diễn ra trước hàng chục người càng đẩy sự ly kỳ, huyền bí lên cao, họ càng tin vào sự linh ứng của “thần xà”.
Người dân đang trang trí cho chú bò dâng cúng “thần xà” |
Chuyện “rắn thần” không hề lạ!
Thiếu tướng, TS Nguyễn Chu Phác, người có nhiều năm nghiên cứu về tâm linh cũng đã dành thời gian quan tâm tới câu chuyện ở Vạn Phúctrong những ngày qua. Ông mở đầu bằng việc kể cho tôi nghe hai câu chuyện liên quan tới con rắn được ông xác minh và in trong cuốn sáchNhân Quả xuất bản mới đây.
Chuyện là, ở chùa Ngòi (Quảng Phú, Lương Tài, Bắc Ninh) thường tổ chức những khóa thiền. Lần ấy, sư thầy ở chùa mời ni cô Lê K. mãi trongĐà Lạt ra. Trước khi đi, ni cô làm lễ Phật thì thấy có một con bướm to đậu vào mắt tượng Phật, sau đó biến thành vong một con rắn. Vong rắn mới nói rằng: “Người giết con (rắn xanh to) ở Tây Nguyên thời kháng chiến chống Mỹ xâm lược đang tu ở chùa Ngòi – Bắc Ninh, con đã theo ra đó” nhưng ni cô cũng không để ý.
Khi ra đến chùa Ngòi, ni cô đi qua lều của một người thì thấy vong con rắn xanh hôm trước đang quấn quanh người này. Ni cô hỏi thì con rắn bảo đó chính là người đã giết mình mấy chục năm trước. Người này cũng thừa nhận hồi ở rừng Kon Tum – Tây Nguyên, ông thường cho chiến sĩ liên lạc bắt rắn rồi chặt đuôi, cho máu chảy vào cốc rượu uống để chống lại sốt rét. Không ngờ vong của con rắn ấy lại theo ông mấy chục năm trời.
Cùng với đôi bò sống, mâm cỗ cúng “thần xà” ngay dưới gốc đa còn có trứng và thịt sống. |
Lại một trường hợp khác là ở đền thờ nữ tướng Bát Nàn (Việt Trì, Phú Thọ). Bà vốn là một vị tướng thời Hai Bà Trưng. Một thời gian dài, ngôi đền thờ Bà bị bỏ hoang. Sau này, nhờ sự giúp đỡ của chính quyền, người dân đã cùng chung sức xây dựng lại ngôi đền. Lạ lùng là trong quá trình làm đền, có một con rắn trắng xuất hiện, bất kể ngày đêm, mưa nắng cũng không đi đâu. Dân làng liền nấu xôi, gà ra cúng, lấy ô che mưa che nắng cho rắn. Sau này, ông Phác vẫn quay trở lại đền và thi thoảng gặp con rắn ấy. Người ta gọi đó là “rắn thần” về trông coi ngôi đền.
“Rõ ràng, con rắn cũng như tất cả con vật khác đều có linh hồn như con người. Do vậy, câu chuyện rắn thần nhập vào người ở Vạn Phúc là hoàn toàn có cơ sở để tin”, ông kết luận.
Hàng mã hình rắn, ngựa trong buổi lễ cúng “thần xà”. |
Hơn nữa, khi trao đổi với phóng viên, TS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng (UIA). Tại trụ sở của Liên hiệp ở số 1 Đông Tác (Đống Đa, Hà Nội) cũng cho rằng những chuyện như này không phải là hiếm.
Ông Khanh cho biết, thế giới vô hình luôn có tác động qua lại với đời sống hữu hình. Theo đó, “con người và con vật đều có linh hồn (ma). Khi chết đi, phần hồn này sẽ thoát khỏi xác tồn tại dưới dạng sóng năng lượng mà nhà phật gọi là Thân Trung ấm, trong đó có việc mượn thân xác người dương thế để nhập vào. Điều đó lý giải vì sao có những trường hợp tìm được mộ do có người báo mộng hoặc áp vong, gọi hồn“, ông nói.
Ông Khanh cũng thừa nhận: “Những chuyện như thế này, ở Liên hiệp gặp không phải là hiếm. Kể cả việc trong một thời gian ngắn mà “con ma” có thể nhập dây chuyền hết người này sang người khác cũng không có gì là lạ. Ví như năm ngoái, một trường hợp ở Nghệ An tìm đến đây vì luôn có cảm giác một “con ma” mọc sừng đi theo, ám ảnh trong giấc ngủ. Sau khi thực hiện áp vong (ma nhập) thì biết nhà đó có nghề giết mổ trâu bò, nhiều con bị giết nay trở lại nhũng nhiễu. Lại có người đến đây, bị “ma trâu” nhập vào uống cả nửa thùng nước mà người thường không tài nào uống nổi”.
Là một dạng A-tu-la
Mặc dù thừa nhận con vật có linh hồn (thần thức), hoàn toàn có thể “nhập” vào người song theo TS Vũ Thế Khanh thì “cần phải cẩn trọng trong cách ứng xử”. Ông lập luận: Việc thờ thần, thánh là vấn đề tâm linh, đức tin của con người. Thế nhưng, tại sao lại đi thờ một vị thần mà lễ vật dâng cúng phải giết một con vật khác, tức là con người phải sát sinh? Từ đó, ông nêu quan điểm: “Ngày xưa đã có chuyện Thạch Sanh trừ trăn tinh rồi. Tại sao dân làng không thờ Thạch Sanh để trừ xà tinh – “thần” mà đòi dân làng phải dâng cúng bò trong khi việc cúng ấy là sát sinh? Tôi chắc chắn nó rơi vào một trong ba trường hợp “mượn xác” không đáng tin như trên đã chỉ ra. Làm thế chẳng khác nào, làng đó muốn bình yên nhưng phải cống nạp cho bọn bảo kê, đầu gấu!”. Ông cũng thẳng thắn: “Năm nay, “thần” đòi một con bò. Thế sang năm, “thần” đòi 10 con bò thì dân làng cũng cúng à? Rồi sang năm nữa, “thần” lại “nhập” vào và bảo phải dâng một cô gái đồng trinh. Thế cả làng có nghe theo nữa không?”. Ngoài ra TS Vũ Thế Khanh cho biết: “Ở 3 cơ quan là Liên hiệp UIA, Viện hình sự Bộ công an và Trung tâm bảo trợ văn hóa KTTT – chúng tôi đã khảo nghiệm, thống kê các hiện tượng áp vong nhập đồng tự phát ở các địa phương thì có tới 90% là hiện tượng “ma nhập” giả. Do đó, người dân Vạn Phúc cần phải tỉnh táo bởi rất có thể, những người bị nhập theo dây chuyền chỉ là sự “ăn theo” như hiệu ứng domino hoặc bị tự kỷ ám thị. Càng không thể tuân theo mọi đề nghị của “thần xà”, như việc đòi xây một bể nước trong khuôn viên miếu. Bởi nếu làm vậy có thể sẽ phá vỡ khuôn viên nơi thờ tự, phá vỡ cảnh quan thờ cúng truyền thống và phá vỡ thuật kiến trúc phong thủy”. |
Qua khảo nghiệm của Liên hiệp, ông Khanh cho biết, có 6 trường hợp liên quan giữa phần hồn với thể xác hay gọi khác đi là “mượn xác”.
Thứ nhất là “mượn xác” hoàn toàn. Hồn người chết sẽ nhập vào người đang sống, phần hồn của người đang sống tạm thời “đi ngủ”, “cũng như khi bạn cho người ta mượn xe máy của mình, giao cả chìa khóa cho họ nên họ đi đâu bạn sẽ không thể biết”, ông Khanh ví von. Điều đó lý giải vì sao có những trường hợp bị “ma nhập” nhưng khi hỏi lại không nhớ được gì.
Trường hợp thứ hai là cho “mượn xe” nhưng chủ xe vẫn đi theo, quyền chủ động lái xe lại do người “đi mượn”. Ông Khanh lấy ví dụ: Trong một số vụ án hình sự, kẻ giết người dù trong lòng muốn giấu tội nhưng miệng họ vẫn tự khai ra. Đó là do hồn người bị giết nhập vào và nói, khiến kẻ giết người không tự chủ được hành vi của mình.
Trường hợp thứ ba là cho “mượn xe” và cả hai cùng điều khiển xe. Khi đó, người ta sẽ trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh, có lúc thì như “ma”, có lúc lại là người bình thường.
Trường hợp thứ tư là “ma giả ma”. Có “con ma” biết nhiều người, nhiều việc trong gia đình người nào đó, nó sẽ nhập vào và tự nhận là người thân rồi xin này nọ, buộc người trong gia đình ấy phải cúng tế theo “yêu cầu”.
Trường hợp thứ năm là người giả “ma”, đó là các nhà ngoại cảm giả, buôn thần bán thánh.
Thứ sáu là không cho “mượn xe” thì bị cướp. Trường hợp này tinh thần hoàn toàn hoảng loạn, thường là triệu chứng của bệnh tâm thần.
Như vậy, theo vị tiến sĩ này thì rõ ràng, chuyện con vật chết đi, hồn của nó “nhập” vào người là đều có thể xảy ra. “Thế nhưng, không phải ai cũng bị “nhập” đâu. Điều kiện để hồn con vật có thể “nhập” vào người là phải có những tần số tương đồng với nhau, có duyên tiền kiếp. Những trường hợp bị hồn các con vật “nhập” vào người mà Liên hiệp có dịp kiểm chứng thì thông thường được diễn tả bằng hành động chứ không thể hiện qua lời nói như trường hợp ở Vạn Phúc“, ông nói.
Dưới góc độ Phật giáo, Quảng Tuệ Lương Gia Tĩnh, Viện phó Học viện Phật giáo Việt Nam cũng thừa nhận: Phật quan niệm không chỉ con người mà con vật cũng có thần thức (phần “hồn”). Khi chết, thần thức ấy sẽ đi theo một nẻo trong sáu nẻo (lục đạo luân hồi). Đường thứ nhất là Thiên (lên trời). Nẻo thứ hai sẽ đầu thai, quay trở lại làm người. Nẻo thứ ba sẽ trở thành A-tu-la (thần linh), có Atula thiện và Atula ác. Dạng này sẽ mượn hình tướng làm công cụ, nhập vào người rồi tự nhận là rắn, hổ, cây… nẻo thứ tư là dạng súc sinh, nẻo thứ năm là ngạ quỷ (ma đói). Thứ sáu là địa ngục.
Theo ông Tĩnh thì vụ việc ở Vạn Phúc chính là một dạng A-tu-la. Còn TS Vũ Thế Khanh thì cho rằng nó rơi vào một trong ba trường hợp như ông đã chỉ ra: “ma giả ma”, người giả “ma” hoặc “cướp xác”.
Tuy nhiên, việc cúng đôi bê sống dâng “thần xà” rồi “phóng sinh” (theo như lời của ông Đỗ Xuân Thủy, Trưởng ban Ban Quản lý tôn tạo di tích phường) bằng việc giao cho hai gia đình nghèo nuôi dưỡng đang có những ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng, việc cúng bê sống rồi đem làm từ thiện như thế mà gọi bằng từ “phóng sinh” là chưa chuẩn.
Phóng sinh phải xuất phát từ tâm
Theo ông Quảng Tuệ Lương Gia Tĩnh]] việc cúng bò sống dâng “thần xà” ở Vạn Phúc cũng phù hợp với đạo Phật là không sát sinh. Việc giao cho hai gia đình khó khăn chăn nuôi đôi bò “lộc” này thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo sâu sắc.
Tuy nhiên, gọi đó là phóng sinh thì không đúng. Ông Tĩnh dẫn giải: Phóng sinh nghĩa là giải thoát sự sống. Lâu nay, người ta thường gắn việc phóng sinh với chim, cá (trong ngày cúng ông Công ông Táo) nhưng “thực tế, việc phóng sinh dành cho tất cả những sinh vật bị nhốt, bị đe dọa giết thịt với tấm lòng từ bi của con người”.
Luận Đại Trí độ có nói: Trong các tội ác, ác nhất là sát sinh. Trong các công đức, công đức lớn nhất là không sát sinh. Kinh Phạm Võng thì cho rằng, chúng ta phải trải qua rất nhiều đời mới thành người. Rất có thể, kiếp trước của cha mẹ chúng ta là con chim, con rắn… Việc ăn thịt các con vật chẳng khác nào ăn thịt chính cha mẹ mình, giải thoát các con vật cũng chẳng khác nào giải thoát cho cha mẹ, bởi dưới con mắt luân hồi thì ai cũng là cha mẹ. Kinh Dược Sư cũng giải thích ý nghĩa của phóng sinh là làm tăng phúc, thọ cho con người… Đạo Phật quan niệm không sát sinh, phóng sinh là vì thế!
“Như vậy, việc dân làng Vạn Phúc cúng bò sống dâng “thần xà” rồi giao cho người nghèo nuôi không thể gọi là phóng sinh. Bởi lẽ, việc phóng sinh phải hoàn toàn xuất phát từ tâm. Trong khi mục đích ban đầu của việc cúng này lại là để dâng “thần xà”“, ông Tĩnh chỉ ra.
>> Chặt đầu rắn khổng lồ >> Những người đối mặt rắn khổng lồ >> Lão kỳ nhân cả đời sống giữa bầy rắn khổng lồ >> Những chuyện rắn hổ mây của bác Ba Phi >> Kiểm lâm kể chuyện gặp rắn hổ mây >> Vào ‘vương quốc rắn khổng lồ’ >> Giải mã sự thật về rắn hổ mây khổng lồ |
Cùng chung quan điểm, Thiếu tướng, TS Nguyễn Chu Phác cũng cho rằng, việc cúng đôi bò sống như ở Vạn Phúc không thể gọi là phóng sinh mà thiên về việc làm từ thiện nhiều hơn. “Cái đó cũng đáng khuyến khích“, ông nói. “Những chuyện lạ ở Vạn Phúc rất cần có sự lý giải khoa học. Nếu không giải thích được thì cũng xin đừng phủ nhận, bác bỏ. Điều quan trọng là cần phải cẩn trọng để ngăn không cho những kẻ “buôn thần bán thánh” nhân cơ hội này “đục nước béo cò“, gây hoang mang dư luận bằng những trò mê tín dị đoan“. Thiếu tướng, TS Nguyễn Chu Phác |
Theo Thanh Dương |